Trang chủ Từ Facebook Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức...

Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng Bài 3: Dùng truyền thông bẩn – một biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá

219
0

Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Bài 3: Dùng truyền thông bẩn – một biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá, một phiên bản Trịnh Xuân Thanh tái diễn!

Như chúng tôi đã thông tin ở bài viết thứ 2, không phải ngẫu nhiên mà cơ quan pháp luật ra quyết định khởi tố đối với Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý. Và cũng không phải ngẫu nhiên sự việc Trường Đại học Tôn Đức Thắng bỗng dưng được một loạt KOL, nhóm Báo Sạch và dàn đồng ca các trang mạng của Việt Tân, các đối tượng phản động, các đài báo chống cộng đồng loạt tiền hô hậu ủng tạo nên một làn sóng thông tin đen.

Xâu chuỗi các thông tin cơ quan chức năng cung cấp, có thể nhận thấy, dường như đứng sau những nhân vật chỉ là các giảng viên, giáo viên không mấy ham hố chuyện đấu đá, phải có một nhân vật “nặng ký” nào đó có đủ nguồn lực, sức mạnh và tài chính để đạo diễn, giật dây các đối tượng thực hiện chiến dịch phát tán đơn thư và truyền thông bẩn tấn công để tổng tấn công một cán bộ lãnh đạo.

Cuộc tổng tấn công ấy đến nay có thể chia ra làm 4 đợt chiến dịch như sau

1.Chiến dịch 1: dùng blog, email phát tán đơn thư xuyên tạc, bịa đặt

Các thế lực phản động, thù địch hẳn không có nhiều thông tin và cũng không cần phải lập ra những trang blog như giandoihocthuat.wordpress để liên tục đưa thông tin bôi nhọ cán bộ. Gần đây, cơ quan chức năng không khó khi dùng biện pháp kỹ thuật tìm ra chủ nhân của blog cũng như chủ tài khoản email [email protected] để gửi và tán phát các tài liệu nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo gửi đến rất nhiều cán bộ, đảng viên ở Đăklăk, gửi tin nhắn đến các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư…

Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng Bài 3: Dùng truyền thông bẩn - một biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá

Người thực hiện chiến dịch này và người chỉ đạo là ai, cơ quan chức năng đã biết nhưng chúng tôi sẽ tiết lộ cùng bạn đọc ở các bài viết sau.

2. Chiến dịch 2: dùng “quân xanh” người thật việc thật đứng đơn tố cáo với nội dung bịa đặt để bôi nhọ cán bộ

Nhận thấy chiến dịch dùng blog, email vu vơ không mang lại hiệu quả cao, vị thủ lĩnh ở thành phố trung tâm quyết định “đầu tư”, thay đổi chiến thuật, sử dụng người thật việc thật đứng đơn tố cáo.

Cơ quan chức năng nhận định: Hoàng Minh Tuấn, một giáo viên ở Đắc Lắc cùng một số người khác đã được vị thủ lĩnh thông qua thuộc cấp của mình lôi kéo, mua chuộc để tham gia chiến dịch. Chứng cứ cơ quan chức năng thu thập được cho thấy, các đối tượng đã được cho tiền, mua nhà cùng nhiều hỗ trợ khủng khác để biến thành tay sai cho những mưu đồ chính trị đê hèn, đen tối của vị “thủ lĩnh”. Nực cười là vị thủ lĩnh này lại chọn võ sỹ để đi tố cáo luận án tiến sĩ của ngành hàng hải nghe đã hài hước quá, chả có tí chuyên môn nào.

Họ biết nội dung tố cáo là sai nhưng vì bị mua chuộc, lôi kéo nên đã gửi đơn thư đi khắp nơi, từ địa phương đến trung ương, lên cả Ủy ban kiểm tra Trung ương, Ban chấp hành trung ương Đảng, Ban tổ chức Trung ương..với bằng chứng ngụy tạo, vu khống, sai sự thật.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đã vào cuộc làm rõ, cho thấy nội dung đơn thư là vu khống và không có cơ sở. Cùng với việc được giải thích, phân tích, cung cấp tài liệu, những người có đơn nhận thức ra sự việc, hoặc xin rút đơn, xin lỗi, hoặc dừng việc tố cáo sai sự thật.

Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng Bài 3: Dùng truyền thông bẩn - một biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá

Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng Bài 3: Dùng truyền thông bẩn - một biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá

Chiến dịch 3: Sử dụng tạp chí, trang mạng xã hội phát tán đơn thư

TS, võ sư Phạm Đình Quý không phải là tấm gương võ sĩ đạo và chỉ biết có giảng dạy. Trong sự việc này, theo cơ quan chức năng, Quý đóng vai trò tích cực thực hiện chỉ đạo của “thủ lĩnh”, trong đó có việc kết nối, thuê nhờ người đứng đơn tố cáo, triển khai các công việc ở chiến dịch 1,2.

Thế nhưng chiến dịch 1,2 đã thất bại; lực lượng cũng không còn. Quý đích thân vào cuộc. Trong văn bản gửi đến cơ quan báo chí và cơ quan chức năng, Quý đã trình bày, thừa nhận sự can dự của mình.

Để thực hiện chiêu trò đổi trắng thay đen, vu oan giá họa, gắp lửa bỏ tay người quả không dễ dàng.Những nhà báo, tờ báo chân chính không dễ gì đăng tải những nội dung sặc mùi vu khống. Con đường duy nhất để có thể thực hiện công việc trên là phải thông qua đội ngũ truyền thông kền kền, những nhà báo “bẩn”. Kẻ cắp bà già gặp nhau, qua mối quan hệ, qua mua chuộc Quý đã được sự hỗ trợ của một “trùm truyền thông bẩn” từng bị cơ quan công an bắt quả tang tống tiền và phải đi chăn kiến khá lâu.

Từ kênh này, Quý đã phản ánh đến tạp chí Môi trường xã hội (có hồ sơ minh chứng). Theo Quý trình bày, sau khi được tòa soạn xác nhận, 8h00 ngày 31/8/2020, bài báo được đăng tải nhưng đến 16 giờ cùng ngày thì bị gỡ.

Quý đặt câu hỏi có tiêu cực và có đơn “đề nghị cơ quan chức năng xác minh làm rõ vụ việc để trả lại sự trong sáng cho Đảng, Nhà nước cũng như những nhà báo chân chính…”.

Cầu được ước thấy, cơ quan chức năng đã vào cuộc, xác minh làm rõ tạp chí đã căn cứ vào đơn tố cáo của ông P.Đ.Q, không xác minh nội dung đơn, cố ý đăng thông tin sai sự thật, ngoài ra còn tự ý mượn lời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước về tình hình nhân sự đại hội XIII của Đảng để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức, cá nhân. Cơ quan chức năng còn thu giữ hàng trăm cuốn tạp chí in khác để tập hợp, nghiên cứu và còn phát hiện ra có dấu hiệu liên kết giữa Tạp chí và một công ty cổ phần truyền thông để đưa các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bôi nhọ một đồng chí lãnh đạo.

Thì ra, ông tổng biên tập tạp chí sau khi làm việc với cơ quan chức năng, nhận ra các sai phạm, đã chủ động gỡ bỏ bài viết.

Ngày 30/9/2020 vừa qua, Cục Báo chí đã có Quyết định số 190/QĐ-XPVPHC xử phạt Tạp chí Môi trường và Xã hội. Quyết định nêu rõ tạp chí “đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết: “Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố “đạo” luận án, gian dối học thuật?”, đăng trong số đặc biệt 16/2020.

Tạp chí bị xử phạt hành chính 50 triệu đồng và bị tước giấy phép hoạt động báo in trong 2 tháng và buộc phải cải chính và xin lỗi theo quy định và chịu mọi chi phí thực hiện việc khắc phục này.

Chắc cả Quý và thủ lĩnh cũng như cơ quan tạp chí đều không ngờ sự việc lại có hậu quả không như mong muốn như vậy.

Chiến dịch 4: Các KOL, nhóm Báo Sạch, các trang mạng, đài báo phản động thực hiện “Bão táp tin bẩn”

​Sau khi tạp chí gỡ bài và bị kiến nghị cơ quan chức năng xử lý, các đối tượng đã tìm cách móc nối, lôi kéo một số KOL cùng nhiều trang mạng, đài báo phản động đồng loạt tham gia sự việc.

Như đã phản ánh ở bài viết lần trước, từ ngày 18/9, trang Báo Sạch và một số KOL liên tục đưa thông tin dày đặc về câu chuyện ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Nhóm này còn có nhiều bài viết với lời lẽ và hình ảnh thô bỉ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm cán bộ, uy tín của tổ chức, cá nhân; gây hoang mang, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; ảnh hưởng xấu đến đại hội Đảng các cấp.

Luôn song hành cùng nhóm Báo Sạch là các đối tượng phản động, thường xuyên chống phá Đảng, Nhà nước như Nguyễn Văn Đài, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Lê Dũng Vo Va, Lê Nguyễn Hương Trà, Nhật ký yêu nước, Hội những người cầm bút can đảm…Bên ngoài, hàng loạt trang mạng, đài báo phản động, chuyên chống phá Việt Nam như BBC Việt ngữ, VOA, RFA, Báo Tiếng dân…cũng liên tục đưa thông tin bóp méo, xuyên tạc về sự việc.

Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng Bài 3: Dùng truyền thông bẩn - một biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá

Sự thật sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng Bài 3: Dùng truyền thông bẩn - một biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá

 

Vĩ thanh

Qua 4 chiến dịch nêu trên, cho thấy những người trong cuộc dường như đã để bức xúc, cay cú xóa mờ trí khôn, danh dự, bản lĩnh của người thầy, người trí thức, người đảng viên chân chính.

Lẽ ra, với những bức xúc, bất đồng, cần được giải quyết bằng đối thoại, tự phê bình và phê bình, giải quyết trên cơ sở tôn trọng quy định của pháp luật Nhà nước, quy định và kỷ luật của Đảng, bằng tự phê bình và phê bình, bằng sự vào cuộc của những tờ báo, nhà báo cách mạng, chân chính…

Thế nhưng họ lại chọn con đường ném đá giấu tay, dùng những chiêu trò đê hèn và bẩn thỉu, thậm chí dùng cả truyền thông bẩn và không hiểu vô tình hay cố ý đã tiếp tay, cổ xúy, lôi kéo cả dàn đồng ca những kẻ phản động, chửi Đảng, Nhà nước như hát hay, thậm chí mang cả Bác Hồ…ra xuyên tạc nay ra tay bênh vực, giải cứu họ.

Theo dõi các bài viết từ trang Báo Sạch, cơ quan chức năng đưa ra nhận định: Phải chăng đã có đối tượng từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng cung cấp các tài liệu, thông tin nội bộ để những đối tượng này dựa vào đó liên tục viết bài xuyên tạc, suy diễn, bôi nhọ đường lối đổi mới giáo dục; đả phá thể chế XHCN, bôi nhọ Tổng LĐLĐ Việt Nam, xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng…Là những đảng viên, cán bộ lãnh đạo, họ hẳn không thể không biết nhóm Báo Sạch là ai, chúng đã và đang viết những gì hằng ngày trên mạng xã hội. Tư tưởng chủ đạo của chúng là đả phá sự lãnh đạo của Đảng, đòi từ bỏ con đường XHCN, cổ xúy đa nguyên đa đảng, kêu gọi cách mạng đường phố, học tập Hoàng Chi Phong; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nhất là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Những kẻ từ tư tưởng đến nhân cách đều đen ngòm như vậy lẽ nào lại là nơi được họ gửi gắm thông tin, tư liệu để được bênh vực, giải cứu?

Năm 2016, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã nhắc lại trường hợp Trịnh Xuân Thanh và cảnh báo một hiện tượng nguy hiểm được ông nhắc nhở toàn Đảng: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.

Theo kết luận từ cơ quan chức năng, Trịnh Xuân Thanh có nhiều sai phạm từ lâu nhưng không bị xử lý vì có sự dung túng, bao che và còn liên tục được bổ nhiệm cao hơn, nên ngày càng lộng hành, coi thường kỷ cương, phép nước, coi thường những ý kiến góp ý của cấp trên, đồng đội. Với bản tính như vậy, khi bị xử lý, Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng, công khai tuyên bố không còn tin ở lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trốn đi nước ngoài. Thanh đã tự biến mình từ một tội phạm tham nhũng trở thành kẻ tiếp tay cho các đối tượng phản động, cung cấp tài liệu (cả tài liệu mật) cho Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn gió) để chúng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Chúng tôi cho rằng, vụ ồn ào tạo sóng dư luận ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay không còn là chuyện bất đồng, mâu thuẫn cá nhân nữa mà đã và đang thể hiện dấu hiệu rất rõ của biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ và biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị rất nghiêm trọng. Cán bộ, đảng viên khi có vướng mắc, bức xúc lại không tôn trọng kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước để giải quyết mà lại dùng truyền thông bẩn, chiêu trò bẩn, đơn thư bẩn, thậm chí dùng cả đài báo, trang mạng phản động để tán phát thông tin, tuyên truyền bậy bạ, hãm hại đồng chí đồng đội; gây tổn hại đến thanh danh, uy tín của Đảng, Nhà nước thì không thể nào chấp nhận được.

Đề nghị các cơ quan pháp luật và cơ quan chức năng của Đảng cần sớm vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm minh, nhất là sớm tìm ra vị “thủ lĩnh” đứng sau các chiêu trò bẩn thỉu này.

Ảnh:

– Đơn của Phạm Đình Quý

– Đơn xin rút đơn của một người bị lôi kéo

– Quyết định xử phạt của Cục Báo chí

Nguồn: Chống Diễn biến hòa bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây