Sáng 25-9, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV nhiệm kỳ 2016-2021 đã tổ chức kỳ họp thứ mười sáu – kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp này, HĐND thành phố đã bầu ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 với tỷ lệ phiếu tán thành 100% đại biểu có mặt tại kỳ họp.
Thiết nghĩ đây là điều hoàn toàn bình thường bởi nhân sự chủ tịch thành phố Hà Nội là nhân sự quan trọng, được Trung ương lựa chọn kĩ càng và giới thiệu. Ông Chu Ngọc Anh trước đó đã được điều động giữ chức vụ phó bí thư thành ủy và giờ đây được bổ nhiệm chức vụ chủ tịch thành phố là hoàn toàn đúng quy trình.
Ấy thế mà, không hiểu sao một số nhà đài và một số nhà “dân chủ” như “tiến sĩ Háng Nôm” Nguyễn Xuân Diện hay anh luật sư mất dạy Nguyễn Lân Thắng… lại tìm mọi cách xuyên tạc, bỉ bôi chuyện anh Chu Ngọc Anh được bầu làm chủ tịch Hà Nội, thậm chí với giọng điệu rất ngoa ngoắt.
Điển hình như “tiến sĩ Háng Nôm” Nguyễn Xuân Diện nói trên nhà đài BBC.
“Thông qua với việc chọn lựa, bầu, rồi giới thiệu kiểu bầu như thế này mới thấy rằng nhà nước Việt Nam hiện nay còn thua xa so với triều đại phong kiến trong việc quy hoạch và đào tạo nhân tài. Thậm chí thua nhiều lắm.
“Chúng ta biết rằng ngày xưa, những người đứng đầu một thành phố Kinh đô gọi là chức An phủ sứ. Ông An phủ sứ này được chọn từ đâu? Ông ta được chọn từ trong số 18 ông quan đầu tỉnh, tức là đứng đầu 18 lộ của thời Trần.
“Trong 18 vị đó, chọn ra một vị giỏi nhất. Mà ai chọn? Đích thân nhà Vua chọn. Chọn về rồi, không được cử ngay lập tức làm chức An phủ ở Kinh đô, mà người ta gọi là Đại An phủ sứ. Ông Đại An phủ sứ này khi về kinh đô, phải cho một thời gian làm chức vụ gọi là Thẩm hình Viện sự.
“Vị Thẩm hình Viện sự này trông coi việc hình án ở Kinh đô một thời gian, nếu thấy đạt được yêu cầu, bấy giờ nhà Vua mới cử làm Đại An phủ sứ, tức là như chức Chủ tịch Thành phố Hà Nội bây giờ, chứ không phải là chuyện đơn giản.
“Và ngày xưa, đích thân Vua Trần Thái Tông chọn trong 18 người đầu tỉnh của các tỉnh, lúc đó gọi là lộ, để chọn ra. Từ lúc Vua bắt đầu chọn cho đến lúc Vua chọn được là mất tám năm.”
Ở đây thấy một điều rất nực cười là anh tiến sĩ Háng Nôm này đi lấy cái luật lệ thời phong kiến để đòi áp dụng đối với thời hiện đại, của thời đại 4.0 này thỉ quả thực buồn cười.
Anh Diện phải hiểu rằng mỗi thời kỳ, hoàn cảnh, điều kiện nó hoàn toàn khác. Chẳng lẽ bây giờ anh muốn áp dụng cách thức ngày xưa, chờ đủ 8 năm tìm ra chủ tịch Hà Nội thỉ chẳng lẽ cả 8 năm đó, Hà Nội thiếu người lãnh đạo hay sao.
Biết là các anh tìm cách xuyên tạc nhưng cũng phải có cái lý của nó tý chứ.
Điều quan trọng nhất của công tác nhân sự là xem nhân sự đó có xứng đáng hay không, có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức gánh vác công việc không?
Về ông Chu Ngọc Anh như phát biểu đánh giá của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố khẳng định:
“Đồng chí Chu Ngọc Anh là cán bộ cao cấp, được đào tạo cơ bản, đã trải qua một số vị trí công tác ở Trung ương và địa phương. Dù ở nhiệm vụ công tác nào, đồng chí đều phấn đấu, nỗ lực, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình công tác, đồng chí Chu Ngọc Anh luôn thể hiện bản lĩnh, ý chí, nghị lực, không chùn bước trước thử thách, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà Đảng phân công. Tại kỳ họp này, đồng chí Chu Ngọc Anh đã được HĐND thành phố bầu giữ chức danh Chủ tịch UBND thành phố với số phiếu cao, thể hiện niềm tin của HĐND thành phố với đồng chí”
Là một công dân thủ đô, những người như Xuân Diện Háng nôm hay Nguyễn Lân Thắng nên thể hiện một chút ý thức trách nhiệm công dân đi. Đừng suốt ngày ngồi chọc gậy bánh xe như thế, chán lắm
Viễn
Nguồn: Dân quyền