Ngô Ngọc Trai là một luật sư có nhiều triển vọng, một luật sư mới “nổi” trong thời gian gần đây nhờ có nhiều bài viết được đăng trên nhiều mặt báo, nhất là các trang điện tử như VOA, BBC, …. Trong các bài viết của mình, Ngô Ngọc Trai, ngoài nhận định mang tính nghề nghiệp, cũng không quên lồng vào những quan điểm cá nhân, dựa trên một số việc cụ thể của đất nước, dựa vào cách xử lý công việc cụ thể của chính quyền, thể hiện cái nhìn có phần thiển cận, thiếu hiểu biết của Ngô Ngọc Trai về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước ta. Bài viết “Bài viết của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp về vụ Đồng Tâm?” trên BBC ngày 6/9/2020 là ví dụ điển hình cho những nhận định không ổn của Ngô Ngọc Trai.
Ngô Ngọc Trai cho rằng “Bài viết tuy là nhân dịp ngày lễ kỷ niệm nhưng tìm hiểu kỹ sẽ thấy những quan điểm ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa đối với các vấn đề hiện tại của đất nước.”. Nhưng việc gắn “… những quan điểm ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa đối với các vấn đề hiện tại của đất nước.” với một vụ việc cụ thể là vụ án Đồng Tâm, cho rằng “Đây là vụ án có ảnh hưởng lớn tới lương tâm nhận thức xã hội, đủ tầm lớn để người đứng đầu Đảng và Nhà nước thấy cần thiết phải đưa ra quan điểm ý kiến chỉ đạo.” thì rất khiên cưỡng. Đến đây, nếu để ý, thì người đọc sẽ thấy được ý định lèo lái của Ngô Ngọc Trai.
Để gắn, ghép khiên cưỡng những tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước với vụ việc cụ thể ở Đồng Tâm, trong bài viết của mình, Ngô Ngọc Trai đã trích dẫn nội dung “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác định dân là gốc, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. …”; “Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân…”
Câu hỏi của luật sư Ngô Ngọc Trai và lý lẽ ‘bảo thủ’ trong bài ‘Bài viết của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp về vụ Đồng Tâm ?’
Minh họa cho những gán ghép và sự lèo lái của mình, Ngô Ngọc Trai đặt ra những câu hỏi “Đầu tiên, nếu xác định dân là gốc thì trong toàn bộ việc xử lý tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm các cơ quan chính quyền địa phương đã xác định coi dân là gốc chưa?”, “Nếu Đảng và Nhà nước luôn xác định là phải thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thì khi ông Lê Đình Kình nói rằng đất đồng Sênh là đất dân cày thì chính quyền địa phương đã thực sự tin tưởng tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của người dân chưa?
Nếu xác định phải kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng thì trong vụ tranh cãi đất đồng Sênh, có ai là người biết hơn dân ở đây là ông Kình”. Ngô Ngọc Trai còn mạnh dạn khẳng định rằng “… chính đảng viên Lê Đình Kình đã làm cái việc là gắn bó máu thịt với người dân Đồng Tâm, chính ông Kình mới là người đang làm đúng những lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.”
Câu trả lời cho Ngô Ngọc Trai, thứ nhất, từ trước đến nay và mãi sau này Đảng ta vẫn xác định dân là gốc, gốc cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, mọi tổ chức đảng, cơ quan công quyền của Nhà nước đều phải quán triệt và thực hiện, giải quyết công việc theo tinh thần đó. Ở Đồng Tâm, những cán bộ xử lý công việc không đúng chủ trương của Đảng, không đúng pháp luật, làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người dân đều đã bị đưa ra xét xử công khai và đều đã phải nhận những bản án thách đáng.
Điều thứ hai, Ông Lê Đình Kình và những cá nhân trong cái gọi là “tổ đồng thuận” đã thực sự là đại diện của đa số người dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội hay chưa? Việc chống đối, tổ chức chống đối, tấn công các lực lượng chức năng của “tổ đồng thuận” có được coi là đúng pháp luật hay không? Những lời thú tội của những bị can trong vụ án “giết người”, “chống người thi hành công vụ” mà tòa án Hà Nội đưa ra xét xử từ ngày 7 đến 10/9/2020 là câu trả lời thích đáng nhất cho những câu hỏi vô lý trên đây của Ngô Ngọc Trai.
Nguyễn Minh
Nguồn: Đấu trường Dân chủ