Chiều ngày 14/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên án vụ “Giết người và Chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm”. Theo đó, hai bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức bị tuyên án tử hình và bị cáo Lê Đình Doanh bị tuyên án chung thân. Các bị cáo cầm đầu khác lần lượt nhận mức án như sau: Bùi Viết Hiểu – 16 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển – 12 năm tù và Nguyễn Quốc Tiến – 13 năm tù. Và 19 bị cáo được HĐXX đồng ý chuyển đổi tội danh. Ngay sau đó, Lê Nguyễn Hương Trà và Trương Huy San đã đăng đàn cho rằng “đó là bản án nặng nề”, “bản án khiến ai cũng phải im lặng thay vì cất tiếng nói lương tri”. Nhân đây cũng xin có đôi lời về phán quyết vừa qua.
Đầu tiên, nói về Lê Đình Công, Lê Đình Chức nhận mức án tử hình là hoàn toàn phù hợp, hai bị cáo này phải đền tội trước pháp luật vì những hành vi man rợn, đầy rẫy tội ác của mình. Nếu như bị cáo Lê Đình Công giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, từng tuyên bố “phải giết từ 300 đến 500 người”, trực tiếp ném bom xăng, lựu đạn về phía công an, mong muốn giết càng nhiều càng tốt thì bị cáo Lê Đình Chức là người chủ động chống đối, cùng mang hung khí lên trần nhà rồi ném bom xăng, lựu đạn về phía công an, dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc khiến 3 cảnh sát ngã xuống hố rồi đổ xăng thiêu chết. Cả hai trường hợp này đều mất nhân tính. Nếu không tử hình răn đe thì không biết tương lai còn xuất hiện bao nhiêu người học theo lối man rợn này nữa.
Với bị cáo Lê Đình Doanh thì anh ta đã tham gia tích cực khi ném bom xăng, gạch đá. Bị cáo là người cùng với Lê Đình Chức trực tiếp giết hại 3 đồng chí công an khi đổ xăng ra chậu để bị cáo Chức hắt xuống hố nơi 3 cảnh sát rơi xuống. Bị cáo còn trực tiếp châm lửa để thiêu 3 cảnh sát. Tuy nhiên, Viện kiểm sát (VKS) nhận thấy gia đình Lê Đình Doanh có ông nội là Lê Đình Kình đã chết, bố đẻ là Lê Đình Công bị đề nghị mức tử hình, chú là Lê Đình Chức cũng bị đề nghị mức tử hình, em trai cũng là bị cáo trong phiên tòa để khoan hồng cho y. VKS đã nhận thấy bị cáo hối lỗi, ăn năn tại tòa, đã suy nghĩ ở góc độ cái tình để cho Doanh cơ hội sống. Như vậy còn “thiếu lương tri”, còn “nặng nề” sao?
So với mức án do VKS đề nghị với 3 bị cáo cầm đầu, các bị cáo chủ mưu còn lại là Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc thì bản án sơ thẩm đều nhẹ hơn. Nếu như bị cáo Bùi Viết Hiểu bị đề nghị từ 16 đến 18 năm tù về tội “Giết người” thì HĐXX tuyên bị cáo 16 năm tù. Bản án như vậy là đã quá khoan hồng với Bùi Viết Hiểu vì ông ấy đã trên 70 tuổi. Chứ thực tế, ông ta người có vai trò quan trọng, là chủ mưu cùng với cha con Kình, Công trong vụ Đồng Tâm, dù không trực tiếp giết người (do quá già) nhưng hắn ta là người đồng tổ chức cho các bị cáo khác gây tội ác. Là kẻ từng livestream thách thức chính quyền, chuẩn bị các vật dụng giết người cho các bị cáo khác.
Cũng có vai trò tương tự như Bùi Viết Hiểu, bị cáo Nguyễn Văn Tuyển cũng vì tham lam nên lôi kéo người khác. Việc 3 cảnh sát bị đốt chết có liên quan với hành của bị cáo này. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Tuyển không trực tiếp gây ra cái chết của 3 nạn nhân, bị cáo là người tàn tật và khai báo thành khẩn nhất ngay từ đầu nên có thể HĐXX đã xem xét giảm nhẹ hình phạt còn 12 năm tù so với mức đề nghị của VKS trước đó là 16-18 năm tù. Một phiên tòa nghĩ đến bị cáo tàn tật, thành tâm hối cãi mà tuyên án thì còn gì để Lê Nguyễn Hương Trà, Trương Huy San xuyên tạc nữa.
Người cuối cùng trong 6 bị cáo cầm đầu chủ mưu là bị cáo Nguyễn Quốc Tiến,là người trực tiếp đi mua 10 quả lựu đạn, chuẩn bị xăng để chống đối, tham gia họp bàn để chống đối. Tiến trực tiếp ném bom xăng về phía công an với động cơ giết người, không cảnh sát nào chết là nằm ngoài ý muốn của bị cáo nên cũng phạm tội giết người. Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra và tại tòa, bị cáo đã ăn năn, hối cải; xét thấy bị cáo không trực tiếp gây ra cái chết của 3 chiến sĩ, Tòa cho rằng có căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Cuối cùng, y bị tuyên 13 năm tù thay vì 16-18 năm tù theo mức đề nghị của VKS. Một phiên tòa luôn chú ý thái độ của bị cáo tại tòa trước tòa để suy xét giảm án thì cớ gì lại bị đám người cơ hội chính trị và chống phá tru tréo.
Huống hồ, những bị cáo bị Lê Đình Kình và những kẻ cầm đầu lôi kéo đi theo “Tổ Đồng Thuận” thì HĐXX cũng đã chấp nhận đề nghị của VKS về việc chuyển đổi tội danh từ “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ” thì còn gì để nói là “bản án nặng nề”, “bản án khiến ai cũng im lặng thay vì cất tiếng nói lương tri”. Khách quan nhìn vào sẽ thấy đó bản án hợp lý, thể hiện tính nhân văn, khoan hồng của pháp luật Việt Nam khi đã họ cơ hội để cải tạo, làm lại cuộc đời.
Làm một phép so sánh với Đức và Mỹ sẽ thấy rõ Việt Nam nhân đạo như thế nào với hành vi dùng vũ khí tấn công lực lượng chức năng. Đầu tiên là Đức, cứ cầm hung khí tấn công lực lượng chức năng, không cần biết là dao hay súng đã đủ toi đời rồi, không phải nói nhiều. Còn ở nước Mỹ, cảnh sát hô bỏ súng xuống mà anh cho tay vào túi là ăn một viên đạn, nằm tại chỗ. Một năm, cảnh sát bắn chết 1300-1500 người trong hoàn cảnh đấy là bình thường. Vì vậy, Lê Nguyễn Hương Trà và Trương Huy San nên tìm hiểu luật pháp nước ngoài trước khi bêu riếu bản án vụ Đồng Tâm là “nặng nề”.
Còn nói thiệt, chẳng ai còn lạ lùng cái bản tính soi mói, khua chiêng gõ trống của các anh chị cơ hội chính trị, chuyên chống phá, phản động nữa. Về vụ Đồng Tâm, sự thật đã rõ mười mươi nhưng các anh chị vẫn cứ đục nước béo cò, khuấy đảo nó lên làm sự việc rối tung rối mù trong mắt người dân với mục đích xuyên tạc các cơ quan chức năng và chia cắt niềm tin của nhân dân với chính quyền. Nhưng xin nói thẳng rằng, nền pháp tư pháp Việt Nam làm việc rất rõ ràng, minh bạch, không chỉ có lý mà có tình. Anh chị càng cố xuyên tạc thì càng làm lộ rõ bản chất “đâm bị thóc chọc bị gạo” mà thôi.
Cuối cùng, mong rằng sự việc Đồng Tâm sẽ luôn là một bài học cảnh tỉnh đối với tất cả chúng ta và mong các bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật sẽ có thời gian cải tạo tốt để sớm đoàn tụ với gia đình.
Đặng Trường
Nguồn: Cánh cò