Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đôi điều về vụ án đồng Nọc Nạng và vụ án Đồng...

Đôi điều về vụ án đồng Nọc Nạng và vụ án Đồng Tâm

236
0

Phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm sau 6 ngày diễn ra công khai, minh bạch, những bản án nghiêm khắc nhưng cũng đầy tính nhân văn dành cho 29 bị cáo đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của dư luận. Thế nhưng, bất chấp sự thú nhận về hành vi phạm tội của các bị cáo trước tòa, hiện nay vẫn còn một số tổ chức phản động, “nhân sĩ trở cờ, ba que xỏ lá” “hội luật sư toàn thua” vẫn đang cố đấm ăn xôi, lên tiếng biện minh, đổi trắng thay đen cho những kẻ phạm tội kia. Nhưng nói ngay và luôn cho dù những các đối tượng, tổ chức chống phá ở nước ngoài hay đám “nhân sĩ trở cờ, ba que xỏ lá” , “hội luật sư toàn thua” có khóc mướn, kêu gào thì cũng chẳng thể nào thay đổi mức án với những kẻ tàn ác, bởi cái chính bao giờ cũng thắng cái tà.

Tuy nhiên, hiện nay có một số bài viết của một số tên “lưu mạnh giả danh trí thức” đang so sánh vụ án đồng Nọc Nạng với vụ án Đồng Tâm để dắt mũi dư luận, nhằm lôi kéo những người dân thiếu hiểu biết ủng hộ các tên tội phạm giết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm.

Đôi điều về vụ án đồng Nọc Nạng và vụ án Đồng Tâm

Bài viết này sẽ khái quát một cách cơ bản để dư luận nắm rõ hơn sự khác biệt về bản chất của 2 vụ án, ở trong 2 thời kỳ, 2 chế độ khác nhau:

VỀ VỤ ÁN ĐỒNG NỌC NẠNG:

“Đồng Nọc Nạng” là tên một cánh đồng thuộc làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay thuộc ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) có con rạch Nọc Nạng chảy ngang qua. Vụ án Đồng Nọc Nạng là một vụ án nổi tiếng khắp cả “ Nam Kỳ lục tỉnh” vào cuối thập niên 20 thế kỷ XX, do Tòa Đại hình Cần Thơ thụ lý xét xử. Theo hồ sơ, trước năm 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạng được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Nguyễn Thành Luông. Năm 1910, Hương chánh Luông chính thức làm đơn khẩn 20 ha đất, ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN CHẤP THUẬN BẰNG VĂN BẢN. Năm 1912, Hương chánh Luông tiếp tục làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán cho toàn bộ diện tích 73 ha và cũng được CHỦ TỈNH BẠC LIÊU CHẤP THUẬN, có cả tờ bản đồ phần đất. Khi Hương chánh Luông qua đời, con trai ông là Nguyễn Văn Toại (còn gọi là Biện Toại) thừa kế phần đất. Năm 1917, một Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu tên là Mã Ngân, người dân địa phương thường gọi là Bang Tắc, có ý đồ chiếm đoạt đất nhà Biện Toại. Là người mưu mô, Bang Tắc biết rõ đất của nhà Biện Toại mới có bằng khoán tạm, nên đã mua đất của bà Nguyễn Thị Dương, giáp ranh đất nhà Biện Toại, NHƯNG TRONG HỢP ĐỒNG LẠI GHI RANH GIỚI BAO TRÙM LUÔN ĐẤT ANH EM NHÀ Biện Toại. Vụ tranh chấp đất giữa hai bên là Bang Tắc và gia đình Biện Toại nổ ra. Qua nhiều lần xét xử, gia đình Biện Toại luôn thua bởi Bang Tắc chi nhiều tiền lót tay cho nhà chức trách. Cuối cùng đất về tay Bang Tắc. Ngay sau đó Bang Tắc bán khu đất 50 ha cho người nhà quan phủ có nhiều quyền lực ở địa phương là bà Hà Thị Tr.. Từ đó bà Tr. nghiễm nhiên bắt anh em Biện Toại phải nộp địa tô ngay trên mảnh đất gia tộc của chính họ. Gia đình Biên Toại bất bình, phản ứng quyết liệt. Ngày 13 và 14/2/1928, lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa. Quyết bảo vệ mảnh đất máu thịt, tối 14/2/1928, anh em nhà Biện Toại làm lễ lạy ông bà tổ tiên, chích máu thề không sợ chết. Sáng 16/2/1928, khi quan lính đến tịch thu lúa, anh em Biện Toại dùng dao mác gậy gộc xông ra quyết chiến. Hậu quả, bốn người em của Biện Toại là Mười Chức, Nhẫn, Nhịn và bà Nghĩa (vợ Mười Chức đang mang thai) bị bắn tử thương. Một lính Pháp là viên cò Tây dẫn đầu bọn lính mã tà – tênTournier, bị Mười Chức đâm thủng bụng. Ngày 17/8/1928, Tòa Đại hình Cần Thơ xử vụ án đồng Nọc Nạng. Hai luật sư người Pháp bào chữa miễn phí cho gia đình Biện Toại là Tricon và Zévaco thuộc đoàn luật sư Sài Gòn, do nhà nhà báo Lê Trung Nghĩa mời. Công tố viên người Pháp cũng cho rằng tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: họ bị những kẻ không có trái tim đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với cường hào. Công tố viên đề nghị tòa tha bổng những người trong gia đình Biện Toại. Luật sư người Pháp cũng hết lời ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại, đấu tranh với thiên nhiên, với cường hào, với cả các THỦ TỤC PHÁP LÝ để xây dựng mảnh đất quê hương. Sau phần tranh tụng xong, Tòa vào phòng để thảo luận, bàn cãi rất lâu, sau đó trở ra tuyên một bản án mà không một bản án nào có thể công bằng và nhân ái hơn. Bản án phiên tòa Đại hình của Tòa án Cần Thơ đã tuyên như sau: Các bị cáo Nguyễn Văn Toại, NguyễnVăn Liễu (em út của Toại) và Nguyễn Văn Tia (con trai út của Biên Toại) được tha bổng, bị cáo Nguyễn Thị Trọng (em gái của Biên Toại): 6 tháng tù (đã bị giam đủ 6 tháng nên được trả tự do ngay). Bị cáo Miều (em rể của Biên Toại) bị phạt 2 năm tù.

Hiện nay, di tích Nọc Nạng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam, hiện ở ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Bảo tàng Bạc Liêu còn lưu giữ ảnh những người đã bị giết trong vụ Nọc Nạng và những người tham gia cuộc đấu tranh của anh em Biện Toại. Ngoài ra còn có ảnh chân dung các luật sư biện hộ cho gia đình nạn nhân. Nhà nước Việt Nam đã đầu tư trùng tu và mở rộng khu di tích lên khoảng 3 ha, gồm các hạng mục khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức và binh lính chính quyền, với kích thước như người thật. Năm 2004, Đài truyền hình Bạc Liêu dù không dư dả gì về tài chính, vẫn bỏ ra 600 triệu đồng để thực hiện bộ phim “Đồng Nọc Nạn” dài 5 tập, do nhà văn Chu Lai viết kịch bản và NSƯT Trần Vịnh làm đạo diễn. Bộ phim “Đồng Nọc Nạn” sau khi công chiếu trên sóng truyền hình các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã được Đài truyền hình VN phát lại và gây xúc động hàng triệu khán giả. Và Đất phương Nam là một bộ phim truyền hình Việt Nam chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) sản xuất năm 1997 trên chất liệu băng từ VHS, NSND Phạm Khắc là giám đốc sản xuất và chỉ đạo nghệ thuật. Bộ phim do NSƯT Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn và viết kịch bản nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bộ phim dài tập thứ hai do TFS sản xuất, sau phim Người đẹp Tây Đô, và được xem là thử nghiệm thành công nhất của hãng trong việc sản xuất phim truyền hình nhiều tập, là một trong những phim truyền hình chuyển thể thành công từ tác phẩm văn học. Trong nước, sau hơn 10 năm ra đời, bộ phim vẫn liên tục được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình địa phương.(1) (mời xem video)

VỀ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

Đầu tiên phải khẳng định, hàng chục ha đất đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất Quốc phòng. Mà đã là đất Quốc phòng thì mọi dự án đất đai đều phải đặt lợi ích này lên trên và người dân, các tổ chức có nghĩa vụ phải chấp hành khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Theo hồ sơ, năm 1980, Bộ Quốc phòng được giao xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tại thời điểm đó, tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) đã bàn giao số diện tích 208 ha đất sân bay Miếu Môn cho Bộ Quốc Phòng.

Do có sự buông lỏng việc quản lý, nên một số hộ dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này. Sau khi có sự tranh chấp, khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm, Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội đã thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm và khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất Quốc phòng.

Từ sau vụ việc bắt giữ người trái pháp luật tại Đồng Tâm năm 2017, các cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội, các Bộ, Ban, ngành đã thanh tra, giải quyết tất cả các nội dung người dân kiến nghị, tố cáo về quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm. Đối với việc giải phóng mặt bằng một số hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng, Thanh tra TP Hà Nội đã kết luận những sai phạm trong việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 14 hộ dân. Đồng thời, xử lý trách nhiệm của gần 30 cán bộ để xảy ra sai phạm, buông lỏng quản lý, trong đó có 14 cán bộ đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng luôn đối thoại nhằm tạo tiếng nói, sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân để giải quyết vấn đề Đồng Tâm trên cơ sở các quy định pháp luật.

Từ năm 2017 đến nay, chính quyền các cấp đã thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, để thống nhất cách giải quyết bức xúc của người dân liên quan các khiếu nại về đất Đồng Sênh. Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm để có cơ sở pháp lý giải quyết dứt điểm các khiếu nại, thắc mắc. Ngay trong sự kiện người dân Đồng Tâm bắt giữ trái pháp luật 38 Công an và cán bộ tháng 4/2017; mặc dù có thể xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì đại cục không để biến thành điểm nóng; chính quyền và Công an đã tích cực đối thoại giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Riêng trong năm 2019, Thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã 3 lần tổ chức công bố công khai kết luận thanh tra và kết luận kiểm tra rà soát, khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất Quốc phòng.

Tháng 11/2019, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại với người dân các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn, trong đó có xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tại cuộc đối thoại, hầu hết người dân đồng tình với kết luận Thanh tra là đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất Quốc phòng. Cũng qua đối thoại mà 14 hộ dân đang sử dụng đất Quốc phòng đã nhất trí với kết luận thanh tra và toàn bộ di dời khỏi đất Quốc phòng.

Khi lực lượng chức năng bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, các đối tượng đã lên kế hoạch, chuẩn bị bom xăng, lưu đạn và hung khí tự chế nhằm tấn công lực lượng chức năng; thậm chí chúng còn hung hăng tuyên bố chấp nhận đổ máu, giữ đất đến cùng ngay trên mạng xã hội Facebook. Có đối tượng còn manh động mang dao đến nhà, đe doạ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm, doạ chém cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã hay đe doạ, chửi bới lăng mạ những hộ dân chấp nhận đi dời. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Tuyển khai nhận: “Cụ Kình (tức Lê Đình Kình) bảo cứ cho 3 thằng chết là chúng nó phải chạy hết”; và “ông Công (tức Lê Đình Công – con của Lê Đình Kình) bảo không cần phải bàn nhiều, đứa nào cứ xông vào là chiến…”. Sau vụ việc, bước đầu lực lượng chức năng thu giữ 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, 1 khẩu súng bắn điện, 1 thanh kiếm, 1 búa tại nhà các đối tượng. Ngoài ra, các đối tượng chống đối còn thu nhận số đối tượng nghiện hút, tiền án, tiền sự làm “đệ tử” để lợi dụng số này phục vụ cho các hoạt động gây rối, mất an ninh trật tự tại địa phương thậm chí là đe doạ, khống chế những người không đồng tình với Tổ đồng thuận. Như vậy, việc tấn công lực lượng Công an đã được các đối tượng chuẩn bị, chứ không phải là bị “đàn áp phải vùng lên” như những lời lẽ kích động trên mạng internet. Rạng sáng ngày 9/1/ lực lượng Công an tinh nhuệ với trang bị vũ khí hiện đại triển khai đội hình bảo vệ việc thi công tại Đồng Tâm thì các đối tượng đã dùng lựu đạn, bom xăng, quả nổ tấn công nhưng lực lượng Công an vẫn kiên trì, tuyên truyền, thuyết phục, kêu gọi các đối tượng không chống đối, hợp tác với lực lượng chức năng trong khi có thể nhanh chóng trấn áp các đối tượng. Chỉ khi có đổ máu, đánh đổi bằng tính mạng của 3 cán bộ chiến sĩ Công an và các đối tượng điên cuồng chống trả, tiếp tục dùng lựu đạn để tấn công, buộc lực lượng Công an phải nổ súng tiêu diệt nhằm bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ cũng như an toàn của người dân xung quanh…(2) (mời xem video)

SO SÁNH 2 VỤ ÁN

VỀ ĐỒNG NỌC NẠNG:

Đồng Nọc Nạng, đất ở đây là do người nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạng, được chính quyền tay sai cho thực dân Pháp chấp thuận và có giấy tờ hợp pháp theo quy định của chính quyền thời điểm đó. Sau khi bị cường hào ác bá chiếm đoạt người dân chân lấm tay bùn 1 cổ 2 tròng dưới sự cai trị của một bộ phận địa chủ phong kiến làm tay sai, cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột đã đứng lên đấu tranh.

Lưu giữ về vụ đồng Nọc Nạng có tác phẩm đầu tiên viết về bi kịch Phong Thạnh là cuốn truyện “Nọc Nạn” của nhà văn Phúc Vân. Những năm tham gia cách mạng ở Đồng Tháp, nhà văn Phúc Vân chứng kiến sự kiện Nọc Nạn được những người dân chân lấm tay bùn kể lại cho nhau nghe bằng thể loại văn vần thường bị ngắt đoạn bởi sự chắp vá truyền khẩu. Sau Hiệp định Geneve 1954, nhà văn Phúc Vân lên Sài Gòn sinh sống, ông mở một tiệm thuốc bắc gần chợ Bà Chiểu, vừa làm thầy lang vừa cặm cụi viết “Nọc Nạn”. Cuốn truyện “Nọc Nạn” khoảng 100 trang, được nhà văn Phúc Vân viết theo dạng tiểu thuyết chương hồi, với văn phong giản dị và mang đậm ngôn ngữ Nam bộ. “Nọc Nạn” được in lần đầu tiên năm 1956, lập tức bị thu hồi. Tất nhiên, lý do không nằm ở nội dung, mà chính quyền Ngô Đình Diệm cho rằng tác giả đã từng hoạt động ở bưng biền cho nên cuốn sách là một sản phẩm tuyên truyền cho cộng sản.

Và hành động của người nông dân Việt Nam thời điểm đó là rất đáng ca ngợi, rất đáng để tôn vinh như nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã từng viết trong lời tựa cho cuốn truyện “Nọc Nạn” đã được NXB Minh Hải in lại nhân kỷ niệm 10 năm thống nhất đất nước: “Vụ đồng Nọc Nạn không lan thành cao trào trên một quy mô rộng, nhưng nó vẫn nằm sâu trong xâu chuỗi báo hiệu sự trỗi dậy của nông dân được trang bị tư tưởng lớn, khoa học và được tổ chức, lãnh đạo trong thời gian không xa. Nó là những tế bào hợp thành cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam… Phúc Vân phản ảnh trung thực nguyên nhân, diễn biến của sự việc bằng lời ghi chép sinh động… Hiểu Nọc Nạn để hiểu Minh Hải, hiểu Tám Luông, Mười Chức và để hiểu con người Minh Hải một cách căn cơ, có trước có sau. Hiểu để tin yêu”.

Có một điều đặc biệt nữa là trong phim “Đồng Nọc Nạn” ngoài chuyện thể hiện rất rõ sự chung vai đồng lòng vì chính nghĩa của các nhà báo, các luật sư khước từ sự chiêu mộ của phường ác bá vì “sợ mang tiếng ăn tiền của bọn nhà giàu, đi hiếp đáng người ngay thẳng, lương thiện”. Từ đó chúng ta lại suy nghĩ về “Hội luật sư kịch khung” hiện nay đang bán linh hồn cho quỷ dữ để âm mưu đối đầu với dân tộc, với chính quyền.

VỀ VỤ ĐỒNG TÂM

Vụ Đồng Tâm có thể được tóm tắt như sau, những năm 2015 – 2016, Bộ Quốc phòng sẽ quy hoạch sân bay Miếu Môn trên nền cũ đang bị treo để trở thành sân bay chiến lược bảo vệ Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Sân bay Miếu Môn có diện tích xây dựng khoảng 236ha, nằm ở địa bàn 4 xã thuộc 2 huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức, trong đó có một phần diện tích tại Đồng Tâm. Các hồ sơ, giấy tờ hiện có chứng minh rõ hiện trạng đất quốc phòng, không có sự mập mờ, khuất tất nào. Hiện trạng đất sân bay Miếu Môn không có thay đổi, không chuyển dịch mốc giới theo đo đạc của cơ quan chuyên môn, không có việc tăng hay giảm diện tích đất sân bay Miếu Môn và xã Đồng Tâm.

Điều đáng chú ý, mặt bằng của 14 hộ dân nằm trong quy hoạch sân bay tại Đồng Tâm họ dân đều đồng ý với việc đền bù, sẵn sàng di dời để nhượng lại cho quân đội.Đại diện của 14 hộ dân sinh sống trực tiếp liên quan đến sân bay Miếu Môn tại Đồng Tâm từ những năm 1980 khẳng định lưu giữ xác nhận đất quốc phòng từ thời điểm đó và họ đã đồng ý bàn giao đất, nhận tiền đền bù.

Lê Đình Kình hay còn gọi là “kình IS”và những thành phần liên quan đã bị xét xử đúng người đúng tội trong phiên tòa vừa qua không bất kỳ giấy tờ nào chứng nhận có quyền và lợi ích hợp pháp tại khu vực đó. Từ năm 2013 đến trước khi xảy ra vụ việc ngày 9/1/2020, “Tổ đồng thuận” và số đối tượng quá khích có rất nhiều hoạt động gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn, gây bức xúc, bất bình trong đại bộ phận quần chúng nhân dân, như công khai sử dụng hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền trái phép nhiều nội dung kích động, xuyên tạc sự thật về đất quốc phòng; kích động một số người dân xã Đồng Tâm ngang nhiên lấn chiếm đất quốc phòng (tự ý đo đạc, cắm cọc phân lô, giao chia đất đồng Sênh cho nhiều người dân; thuê máy san lấp đất, trồng cây, xây dựng trái phép cổng chào, làm đường, đào và xây giếng khơi, bể nước, làm nhà trên khu vực đất đồng Sênh.

Nguyên nhân cốt lõi ở đây là hoạt động chống đối của một số đối tượng trong cái gọi là “Tổ đồng thuận” do ông Lê Đình Kình đứng đầu thành lập, coi thường pháp luật, lợi dụng khiếu nại, tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, tâm lý ham muốn vật chất của một số người dân để tập hợp, lôi kéo những người bất mãn, tiêu cực, kể cả số nghiện hút ma túy, số có tiền án tiền sự tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Quá trình điều tra cơ quan điều tra thu giữ được các tài liệu chứng minh rằng, Lê Đình Kình giữ vai trò “đầu tàu”, tập hợp những người khác, trong đó có các thành phần bất hảo, nghiện ngập tụ tập về Đồng Tâm, phân chia ra các bè mảng để “thề ăn đủ”! Số này đã kêu gọi việc đóng góp từ nhiều nơi, trong đó có nguồn tài trợ từ tổ chức phản động hải ngoại, biến việc đòi đất ở Đồng Tâm thành cái cớ để gây sức ép với chính quyền, chống phá Nhà nước. Bên cạnh đó với lòng tham, có chống phá là có tiền từ bên ngoài rót về, vì thế những đối tượng này đã kiếm sống bằng nguồn tiền phi pháp dựa trên vỏ bọc khiếu kiện đất đai. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, chỉ vì động cơ vụ lợi thấp hèn, kiếm những đồng tiền nhơ bẩn mà chà đạp lên pháp lý, đạo lý, biến mình thành con rối trong tay kẻ địch để phản dân, hại nước. Do đó, chúng ta không thể gọi từ nhân dân Đồng Tâm nói chung mà phải tách biệt nhân dân với những kẻ phạm tội, gây tội ác. Mượn cớ đòi đất để gây sức ép với chính quyền, rồi thực hiện các hành vi phạm tội, đặc biệt là gây trọng tội giết người là hành vi đặc biệt nguy hiểm. Không thể bao biện, không thể ngụy trang dưới hình thức đòi đất, khiếu kiện để gây tội ác như vậy. Nhẫn tâm ra tay với cán bộ, với công an, cái đó phải thấy rõ để lên án và nghiêm trị trước luật pháp.

Và cũng nên nhớ rằng ở mọi quốc gia, chứ không chỉ riêng Việt Nam đất đai dành cho lợi ích quốc gia, cho quốc phòng, an ninh là ưu tiên số một. Mọi dự án đất đai đều phải đặt lợi ích này lên trên và người dân, các tổ chức có nghĩa vụ phải chấp hành khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Thanh tra Chính phủ khẳng định, theo quy định của pháp luật về đất đai, toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng, được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP. Hà Nội giao cho các đơn vị quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng.

Do đó, từ vụ án ở Đồng Tâm một lần nữa cho chúng ta thấy rõ hơn âm mưu, thủ đoạn, hành vi của những con rối dưới tay các thế lực xấu tìm cách lợi dụng kích động người dân gia tăng sức ép, chống đối Nhà nước, tác động vào tâm lý gây bất ổn xã hội. Bởi vậy, sự tỉnh táo nhận diện và hành động đúng trong vấn đề này là hết sức cần thiết.

Từ những nội dung trên mong muốn những người tham gia mạng xã hội cần cách nhìn toàn diện, tránh bị giật dây, cuốn theo sự suy diễn sai lệch, hùa theo những luận điệu xuyên tạc, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật, vướng vào vòng lao lý lại rơi nước mắt hối hận trong muộn màng.

Mọi người dân Việt Nam hãy luôn luôn là một người sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Muốn cho dân tộc vững bền

Toàn dân đoàn kết một lòng dựng xây

Nêu cao truyền thống cha ông

Tỉnh táo, cảnh giác những lời xàm ngôn

Hiến pháp, pháp luật làm đầu

Trong tim có Đảng, mùa xuân trường tồn.

#vietphuckhang#

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng hợp từ Internet và sách “Truyền thống Luật sư Việt Nam” của các tác giả Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tổng hợp từ các báo Công an, TTX, Tiền phong.

Ảnh: Khu mộ gia đình Mười Chức, tại di tích lịch sử Đồng Nọc Nạn, tỉnh Bạc Liêu.

Nguồn: Fanpage Cờ Đỏ Tp. Hồ Chí Minh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây