Từ ngày 07/09/2020 đến ngày 14/9/2020 đã diễn ra phiên xử sơ thẩm “vụ Đồng Tâm” đã diễn ra ở Hà Nội. Trong tổng số 29 bị cáo, 25 người bị truy tố về hành vi “giết người” (theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o Bộ luật Hình sự năm 2015); và 4 người còn lại bị truy tố về hành vi “Chống người thi hành công vụ” (theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a Bộ luật Hình sự năm 2015). Trước và trong ngày xét xử đầu tiên, dư luận phi chính thống trên mạng xã hội và các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động tuyên truyền liên quan đến phiên tòa. Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền của họ nhằm (i) Bào chữa cho các bị cáo; (ii) Chất vấn những phát ngôn và hành động của cơ quan điều tra, xét xử mà họ xem là vi phạm pháp luật; qua đó (iii) Đòi cải cách hệ thống tư pháp hoặc thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam.
Trong các thông điệp tuyên truyền mà họ đưa ra, có không ít quan điểm sai sự thật. Nổi bật là quan điểm rằng Bộ Công an đưa tin sai về địa điểm xảy ra vụ án.
Cụ thể, kiến nghị hôm 03/09 của nhóm luật sư bào chữa có đoạn:
“Theo trang 5 Cáo trạng, kế hoạch ‘tấn công’ vào Đồng Tâm do Công an TP Hà Nội đưa ra và ‘Kế hoạch đã được UBND TP Hà Nội đồng ý chủ trương và đã được Bộ Công an phê duyệt’. Như vậy, vụ việc diễn ra ở thôn Hoành, chứ không có chuyện ‘những bị can (…) đã chống lại lực lượng thi hành công vụ trên cánh đồng Sênh, nơi xảy ra tranh chấp đất đai’, như ‘những thông tin ban đầu khi mới xảy ra sự kiện được Bộ Công an đã đăng tải trên trang web công khai và được các tờ báo lớn nhỏ đăng tải’.”
Nhưng trong thực tế, Bộ Công an không hề nói rằng vụ việc diễn ra trên cánh Đồng Sênh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí vào ngày 09/01, cả Đại tá Nguyễn Bình (Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội) lẫn Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đều nói rõ rằng vụ việc diễn ra tại thôn Hoành:
Hy vọng những thông tin trên sẽ góp phần đánh tan hiểu lầm mà các luật sư bào chữa tạo ra trong dư luận.
Qua đó cho thấy nhóm luật sư “toàn thua” này hoặc không đọc kỹ hồ sơ vụ án, hoặc đơn giản dựa vào vai trò bào chữa vụ án để tung ra các “hư chiêu”, “tin giả” nhằm khiến người dân hoang mang, không biết tin vào đâu, cũng như không dám tin vào thông tin chính thống của báo chí và phía công an.
Vậy nên, các bị cáo đã đúng khi thấy rõ chiêu trò và thủ đoạn của mấy luật sư này, nên đến cuối cùng đã từ chối luật sư bào chữa, vì không muốn đám luật sư đó lợi dụng việc bào chữa cho họ để “đục nước thả câu”, bất chấp quyền lợi chính đáng của họ,
Nguồn: Loa phường