Trang chủ Luận bàn - Phản biện Âm mưu chính trị hóa vụ Đồng Tâm và những mưu hèn...

Âm mưu chính trị hóa vụ Đồng Tâm và những mưu hèn kế bẩn

176
0

Những ngày qua, phiên tòa xét xử vụ án giết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Điều đáng nói, một phần sự quan tâm ấy là do các trang mạng chống phá và các đối tượng thù địch cố tình dùng mạng xã hội để đăng tải những thông tin sai sự thật, gây bức xúc. Và mục đích cuối cùng của họ là chính trị hóa một phiên tòa hình sự.

Âm mưu chính trị hóa vụ Đồng Tâm và những mưu hèn kế bẩn

Với một người chết và ba chiến sĩ hy sinh trong sự việc xảy ra tại thôn Hoành hôm 09/01 vừa qua, các tổ chức chống phá thừa biết rằng đây là một vụ án hình sự. Tuy nhiên, nếu là một vụ án hình sự thì không thể kêu gọi các tổ chức nhân quyền và các tổ chức nước ngoài can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam. Chính vì thế, các tổ chức chống phá này mới đưa người về Đồng Tâm hà hơi, bơm kích, tài trợ đô la để khích bác người nhà của các đối tượng trên đi lu loa khắp nơi, nhằm lấy đó là bằng chứng gửi lên các tổ chức nhân quyền. Một ví dụ điển hình trong vụ việc này là bà Dư Thị Hành – vợ của ông Lê Đình Kình nghe lời xúi giục nhận tiền của các đối tượng chống phá quay clip nói theo kịch bản của bọn chúng. Đáng tiếc thay, những lời vu vạ của bà đã bị vạch trần tại phiên xét xử qua lời khai của Bùi Viết Hiểu. Và đó cũng là lý do vì sao mà lắm những thành phần chống đối như Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Lê Dũng Vova, Bùi Thị Hạnh… xuất hiện dày đặc ở Đồng Tâm như vậy.

Đồng thời, các đối tượng và tổ chức này đang cố “tẩy trắng” cho hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo trong vụ án tại Đồng Tâm, từ đó tạo tiền đề để “chuyển” các bị cáo trong vụ án này vào nhóm “tù nhân lương tâm” – một thủ đoạn thường xuyên được các “nhà dân chủ” thực hiện. Mục đích mà các đối tượng hướng đến là để tạo cớ nhằm vu vạ Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; khiến cộng đồng quốc tế có cái nhìn và sự đánh giá không khách quan, thiếu chính xác về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Với sự bơm kích của các tổ chức chống phá, chính vì vậy mới đây Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền mới ngang ngược lên giọng cho rằng: “Có những mối quan ngại rất lớn liên quan đến thủ tục tố tụng và quyền được có một phiên tòa công bằng đối với 29 dân làng đang bị truy tố về vụ việc ở Đồng Tâm”, “chính quyền muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai”, “Việt Nam hãy để cho các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và NGO theo dõi phiên tòa”…

Thậm chí, nhiều tổ chức đội lốt “theo dõi nhân quyền”, “đấu tranh vì nhân quyền” như Tổ chức phóng viên không biên giới – RSF (Reporters Sans Frontiers), Tổ chức Kito hữu hành động đòi bãi bỏ tra tấn – ACAT (Action de Chrétiens pour l’Abolition de la Torture),… cũng lợi dụng sự việc này để chia sẻ những thông tin sai trái về vụ án Đồng Tâm, xuyên tạc quá trình điều tra, truy tố, cũng như xét xử đối với các bị cáo.

Đặc biệt, không dừng lại ở việc đăng tải, chia sẻ những thông tin lệch lạc, tiêu cực, các đối tượng và tổ chức chống đối còn tiến hành xây dựng “thư ngỏ”, “kiến nghị” hòng kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ẩn giấu phía sau vỏ bọc đấu tranh vì quyền con người, vì sự công bằng của pháp luật là những mưu đồ chống phá Việt Nam một cách hết sức nham hiểm, xảo quyệt. Chúng đang cố tận dụng “viên đạn Đồng Tâm” để tấn công vào Việt Nam với thủ đoạn “Quốc tế hóa” vụ án Đồng Tâm. Từ đó hòng gây sức ép lên Việt Nam về các chính sách ngoại giao.

Thời gian gần đây, lợi dụng những mâu thuẫn trong vấn đề tranh chấp đất đai cùng sự manh động, coi thường pháp luật của nhiều cá nhân, các tổ chức chống phá và thù địch đã tạo ra một lực lượng dân oan. Và những người nông dân hiếu thắng, mù mờ về pháp luật đang trở thành những con cờ chính trị trong tay những kẻ chống phá thâm hiểm này. Vụ Đồng Tâm là một minh chứng tiêu biểu nhất.

Thu An


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây