Điều mà các cơ quan bảo vệ luật pháp hết sức chú ý là, chưa bao giờ các luật sư bất lương lại liên kết chặt chẽ với nhau và tỏ ra hung hăng đến thế, chưa bao giờ công khai thái độ chính trị và mục đích phá hoại của họ một cách cực đoan như trong phiên tòa này.
Phiên sơ thẩm vụ giết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm đã kết thúc với 2 án tử hình dành cho những kẻ cầm đầu, 1 án chung thân, và bị cáo được hưởng án treo. Đánh giá một cách ngắn gọn là dù còn điều này điều kia, nhưng đây là phiên xét xử công khai, minh bạch, bản án là nghiêm khắc nhưng đầy tính nhân văn, được dư luận ủng hộ.
Đây là phiên tòa mà dư luận quan tâm nhiều nhất bởi tính chất nghiêm trọng của vụ án, với hành vi giết người có tổ chức một cách man rợ, bạo tàn chưa từng có, khiến 3 chiến sĩ công an hi sinh. Điều này phản ánh mức độ khát máu và hung hăng của những kẻ thủ ác.
Nhiều ý kiến cho rằng, những kẻ thủ ác này mới chỉ là những kẻ trực tiếp gây ra tội ác, còn đằng sau nữa những kẻ giật dây, xúi giục, kích động, tiếp sức làm cho các đối tượng quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng vẫn chưa bị trừng trị. Đó là những đối tượng ở cả trong và ngoài nước, có kẻ là nhà báo, là phóng viên, là luật sư, nhà nghiên cứu, là đại biểu cho một nhóm bất lương… Số này la liếm khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu không bị trừng trị sẽ tiếp tục gây bất ổn xã hội.
Điểm dễ nhận thấy nhất trong phiên tòa Đồng Tâm vừa qua là số luật sư dưới vỏ bọc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lợi dụng vụ án để xuyên tạc hệ thống pháp luật Việt Nam, tấn công trực diện vào hệ thống tư pháp nước nhà, tìm cách bẻ lái nhằm chính trị hóa vụ án hình sự này với mục đích kêu gọi quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Người ta dễ nhận ra hoạt động của số luật sư này khi họ có mặt ở tòa không phải để bào chữa cho các bị cáo mà cái chính là lợi dụng quyền của luật sư để biến phiên tòa thành diễn đàn chống nhà nước với sự phối hợp trong ngoài (ngoài tòa, ngoài lãnh thổ). Hầu hết các luật sư này vào tòa chỉ để livestream nhằm cung cấp âm thanh, hình ảnh cho bên ngoài viết bài tấn công chế độ và cũng đồng thời “điểm danh”, “báo công” với quan thầy. Có nhiều luật sư vào tòa chỉ để vặn vẹo, gây sự với HĐXX hoặc các lực lượng hỗ trợ cho phiên tòa nhằm tạo ra những scandal để tung lên mạng. Lại có nhiều luật sư cố tình lờ đi các quy định của pháp luật để chất vấn những vấn đề không liên quan đến vụ án, đến thân chủ và đưa ra những đòi hỏi vô lý đến ngây ngô…Và tối về họ cùng nhau viết bài đả phá phiên tòa, chê bai pháp luật, nhục mạ chủ tọa và các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị hại. Không chỉ dừng ở đó, họ đe dọa các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị hại, chỉ đích danh nhưng vô căn cứ các chiến sĩ cảnh sát thi hành công vụ nhằm làm mồi cho những kẻ chống phá nhà nước kiểu cực đoan vào tấn công. Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm và là hành vi vi phạm pháp luật….
Theo dõi phiên tòa trên mạng xã hội thấy hầu hết các tình tiết của vụ án đều được số luật sư này xuyên tạc, bóp méo, bẻ cong ngay từ trước khi phiên tòa diễn ra. Điều này được lặp đi lặp lại trong toàn bộ diễn biến phiên tòa và chắc chắn còn tiếp tục ngay cả khi phiên tòa kết thúc.
Điều mà các cơ quan bảo vệ luật pháp hội hết sức chú ý là, chưa bao giờ các luật sư bất lương lại liên kết chặt chẽ với nhau và tỏ ra hung hăng đến thế, chưa bao giờ công khai thái độ chính trị và mục đích phá hoại của họ một cách cực đoan như trong phiên tòa này. Hành vi của họ cũng đồng thời nhịp nhàng với các hành vi chống phá của các đối tượng khoác áo nhân sĩ, trí thức ở bên ngoài dưới vỏ bọc tự do ngôn luận. Nhiều đối tượng công công khai thách thức pháp luật, kích động người dân phản đối phiên tòa mà thực chất là kêu gọi biểu tình gây mất ổn định chính trị xã hội….
Tôi tin, nếu không mạnh tay xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của số luật sư này và số phối hợp ở bên ngoài sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các phiên tòa khác, các vụ việc khác và củng cố niềm tin mù quáng cho các đối tượng chống phá nhà nước tích cực hoạt động. Nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật không ra tay thì sẽ là rất muộn.
Khoai@
Nguồn: Tre làng