Trang chủ Loa Phường Ai đang “trì trệ”, giới trung lưu hay các nhà chống Cộng?

Ai đang “trì trệ”, giới trung lưu hay các nhà chống Cộng?

179
0

Trong tháng 08/2020, ở Thái Lan đã diễn ra các cuộc biểu tình đòi thay đổi chế độ theo hướng đòi đảm bảo quyền tự do bầu cử. Nhân đó, một số cá nhân chống đối đang tị nạn ở Thái Lan, như Ngọc Diệp và Nguyễn Trường Sơn, đã kêu gọi giới trẻ Việt Nam học hỏi, tiếp nhận cảm hứng từ phong trào biểu tình này. Riêng trong tuần qua, họ tập trung vào thông điệp tuyên truyền rằng giới trẻ cần “phá bỏ” những di sản của thế hệ trước – như “văn hóa thờ ơ, sợ hãi” và “nền chính trị bế tắc, cũ kĩ” – để “làm lại từ đầu”:

Ai đang “trì trệ”, giới trung lưu hay các nhà chống Cộng?

Ai đang “trì trệ”, giới trung lưu hay các nhà chống Cộng?

Nghe cũng hay đấy. Nhưng có ít nhất 2 điểm buồn cười trong thông điệp của Ngọc Diệp và Nguyễn Trường Sơn.

Thứ nhất, trong khi Sơn tuyên bố rằng “nền chính trị cũ rích” của “Cộng sản và Quốc gia” sẽ sớm bị giới trẻ “gạt ra rìa”, Sơn vẫn đang ăn lương của BPSOS, một tổ chức của những người vẫy cờ “Quốc gia” để chống “Cộng sản”. Nói cách khác, Sơn đang góp phần duy trì cái “nền chính trị cũ rích”, vì nó đem lại lợi ích cho Sơn.

Thứ hai, khẩu hiệu “phá đi, làm lại” của Diệp và Sơn thực ra không khác khẩu hiệu của các bạn trẻ Bắc Phi trong cuộc cách mạng đường phố năm 2011, và các bạn trẻ Hong Kong trong cuộc cách mạng đường phố năm 2019. Nó cũng không mới đối với giới “hoạt động dân chủ” người Việt, vì thực ra nó đã xuất hiện từ năm 2006, vào thời Nguyễn Tiến Trung. Năm tháng trôi qua, Nguyễn Tiến Trung bị lãng quên, Bắc Phi rơi vào nội chiến, Hong Kong lưu vong và kiệt quệ, trong khi các “biểu tình viên” ngây thơ lứa mới vẫn hô khẩu hiệu cũ rích này. Câu “nhanh một giây, chậm cả đời” xem ra không chỉ đúng với việc tham gia giao thông, mà còn đúng với việc thay đổi xã hội.

Trước năm 1945, nhờ tầng lớp trung lưu kiên trì xây dựng kinh tế cho gia đình, tô điểm văn hóa cho quốc gia, mà Việt Nam ra khỏi vũng lầy tụt hậu. Sau năm 1986, cũng chính những nỗ lực âm thầm, chậm rãi của người dân đã giúp Việt Nam hồi sinh về kinh tế, ngoại giao và thông tin, để thế hệ của Diệp và Sơn được tiếp cận với những chân trời tri thức mới. Tầng lớp trung lưu Việt Nam không trì trệ, thứ trì trệ suốt 45 năm qua là cái phong trào chống Cộng đầy bê bối của Diệp và Sơn. Nếu không hiểu và thừa hưởng di sản của người đi trước, không tôn trọng cuộc sống hạnh phúc đời thường của người dân, Diệp và Sơn sẽ lại sa vào vòng xoáy tham vọng, thù hận của phong trào, và trở thành những người trì trệ.   

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây