Trang chủ Luận bàn - Phản biện Người dân cần nâng cao ý thức khi sử dụng mạng xã...

Người dân cần nâng cao ý thức khi sử dụng mạng xã hội

242
0

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt là sự bùng nổ của Internet với các trang mạng xã hội (MXH) như: Facebook, Twitter, Zalo, Instagram… là kênh giao lưu, kết nối bạn bè một cách hữu ích, bên cạnh đó nó cũng là nơi truyền tải thông tin với tốc độ vũ bão. Theo thống kê mới nhất, hiện Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số người dùng Facebook, với hơn 50 triệu người sử dụng. Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu, độc, định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Chỉ cần có một tài khoản, bất cứ cá nhân nào cũng có thể đăng tải, chia sẻ thông tin cá nhân, các vấn đề xảy ra xung quanh mình. Mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, nếu lạm dụng, sử dụng sai mục đích sẽ gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân và xã hội, bởi vậy mỗi người dân cần nâng cao ý thức khi sử dụng mạng xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ đến chóng mặt, người dùng mạng xã hội nhiều khi mới chỉ bắt kịp mà chưa thích nghi kịp với tốc độ cũng như đặc tính của nó, thế nên, có những người dùng đang bị mạng xã hội “dắt mũi” một cách dễ dàng. Để người dân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội, các cơ quan chức năng đã có những hình thức răn đe, xử lý hành chính một cách đích đáng đối với hành vi của các cá nhân, tổ chức dùng mạng xã hội để thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Người dân cần nâng cao ý thức khi sử dụng mạng xã hội

Đối tượng phản động lợi dụng Facebook xuyên tạc vụ án Đồng Tâm

Gần đây nhất, khi cả nước đang quan tâm đến phiên tòa xét xử 29 bị cáo vụ đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an ở xã Đồng Tâm, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu cáo, cổ xúy cho hành động giết người, chống người thi hành công vụ của các đối tượng. Chúng ta đều biết rằng khoảng đầu tháng 12/2019, các bị cáo bàn bạc, thống nhất chuẩn bị công cụ, vũ khí tấn công lực lượng chức năng. Lê Đình Công lên mạng Internet tìm hiểu cách chế “bom” xăng, chỉ đạo Mai Thị Phần và Bùi Thị Nối đi mua khoảng 50 lít xăng về tập trung tại nhà Nguyễn Văn Tuyển (tức Tuyển “cụt”). Công, Tuyển và Trần Thị La đi nhặt các vỏ chai bia thủy tinh mang về nhà Tuyển, La chuẩn bị giẻ để làm nút các đầu chai. Khoảng cuối tháng 12/2019, Công, Nối, La, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Lụa, Nguyễn Thị Bét, đổ xăng vào các vỏ chai, được khoảng 85 chai “bom” xăng để tại nhà Tuyển. Sau đó các bị cáo lấy cành cây nhỏ mang về quấn giẻ tẩm xăng để làm bùi nhùi. Nối, Đục, La còn chuẩn bị vôi bột, ớt bột, cùng Nguyễn Thị Bét đi nhặt gạch đá, được khoảng 10 bao tải… Tất cả số công cụ, vũ khí được tập kết tại nhà Tuyển “cụt” rồi sau đó được mang sang nhà ông Lê Đình Kình. Điều đó cho thấy các đối tượng đã chuẩn bị công cụ, phương tiện và sẵn sàng thực hiện tội phạm đến cùng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, với sự phát triển ngày càng rõ ràng của mạng internet, nhiều người dân đã sử dụng các trang blog, mạng xã hội… để đăng tải hoặc chia sẻ các thông tin, hình ảnh thể hiện quan điểm, ý kiến của mình. Có thể nói, đây là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc tự do, dân chủ đang ngày càng được mở rộng và phát huy ở xã hội ta, bởi cùng với những người khác, các đảng viên có thể bày tỏ chính kiến, nguyện vọng, suy nghĩ của mình cũng như đưa các đề xuất, giải pháp về nhiều vấn đề của xã hội, của đất nước, kể cả của Đảng. Tuy nhiên, trong số này, có một bộ phận không nhỏ người dân do bị dụ dỗ, lừa phỉnh đã đăng tải, chia sẻ những bài viết chưa được kiểm chứng, hoặc sai lệch, xuyên tạc, vu cáo chính quyền nhân dân, gây mất an ninh, trật tự. Do đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội cũng như tinh thần cảnh giác trước các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Phải luôn chủ động nâng cao kiến thức xã hội về mọi mặt, nhằm xây dựng cho mình nhận thức chính trị đúng đắn để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin chính thống, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều. Đồng thời, cần lên án hành vi sử dụng mạng xã hội để phát ngôn lệch chuẩn, đi ngược đạo lý và truyền thống dân tộc, thậm chí có ý kiến trái ngược với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, hùa theo luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Có như vậy, chúng ta mới xây dựng và phát triển mạng xã hội phát triển, phù hợp với truyền thống, văn hóa dân tộc.

Thúy Kiều

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây