Trang chủ Chính trị PGS.TS Phạm Minh Chính – Dấu ấn từ cựu bí thư đổi...

PGS.TS Phạm Minh Chính – Dấu ấn từ cựu bí thư đổi mới đến Trưởng ban Tổ chức Trung ương

330
0

PGS.TS Phạm Minh Chính – Dấu ấn từ cựu bí thư đổi mới đến Trưởng ban Tổ chức Trung ương

PGS.TS Phạm Minh Chính – Dấu ấn từ cựu bí thư đổi mới đến Trưởng ban Tổ chức Trung ương

Tiếp tục tuyến bài “DẤU ẤN NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XII”, nếu như kỳ trước là dấu ấn nổi bật với những đóng góp tích cực cho đất nước, cho nhân dân trong suốt gần một nhiệm kỳ qua của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng – Nữ Ủy viên Bộ Chính trị người dân tộc thiểu số đầu tiên trong lịch sử nước nhà, thì kỳ này Cánh Cò trân trọng gửi đến quý bạn đọc bài viết về “PGS.TS Phạm Minh Chính và dấu ấn chính trường”. Vị chính khách người xứ Thanh bằng sự quyết liệt, bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược đã góp phần rất lớn vào việc đưa Quảng Ninh phát triển vượt bậc, trở thành hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất trên bàn nghị sự và các phương tiện truyền thông đại chúng. Phong cách quyết liệt cộng với vốn học thức dày dặn được đào tạo bài bản đang là nền tảng giúp ông Phạm Minh Chính bứt phá với nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước trên cương vị Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

PGS.TS Phạm Minh Chính – Dấu ấn từ cựu bí thư đổi mới đến Trưởng ban Tổ chức Trung ương

PGS.TS Phạm Minh Chính sinh năm 1958, quê Thanh Hóa. Ông tốt nghiệp kỹ sư xây dựng tại Rumani, từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng ở các lĩnh vực khác nhau như Bí thư Thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam ở Rumani, Thứ trưởng Bộ Công an, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh và hiện đang “cầm chịch” trong vai trò Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Khi còn là Bí thư tỉnh Quảng Ninh (nhiệm kỳ 2011 – 2016), ông Phạm Minh Chính được đánh giá là một trong những lãnh đạo tỉnh thành có tư tưởng đổi mới quyết liệt, đặc biệt là trong vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ông Chính từng là người đề xuất các cơ chế đặc biệt để xây dựng hai đặc khu kinh tế tại Móng Cái và Vân Đồn trong kế hoạch phát triển dài hạn của tỉnh Quảng Ninh.

PGS.TS Phạm Minh Chính – Dấu ấn từ cựu bí thư đổi mới đến Trưởng ban Tổ chức Trung ương

4 năm trên cương vị người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đặc biệt để lại dấu ấn với việc thí điểm mô hình nhất thể hóa và mô hình thí điểm hợp nhất một số cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp có chức năng, nhiệm vụ tương đồng theo Đề án 25. Là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm, Đề án 25 của Quảng Ninh đã góp phần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện. Những kiến tạo bền bỉ đó đã góp phần tạo tiền đề để Quảng Ninh không chỉ bứt phá trở thành lựa chọn số 1 của các thí điểm mà Quảng Ninh còn 3 năm liên tiếp giữ vững ngôi vị quán quân PCI (Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) – cũng chính là thương hiệu, sự khác biệt của Quảng Ninh trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển. Và như Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: “Sự sáng tạo, linh hoạt, chủ động của chính quyền là bệ đỡ vững chắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, để nguồn vốn tư nhân sử dụng hiệu quả, đem lại giá trị cao cho doanh nghiệp, Nhà nước và người dân…”.

Cũng bởi sự bứt phá khác biệt của Quảng Ninh mà Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên (người đã đi gần hết các tỉnh thành và rút ra một điều là ở đâu lãnh đạo tỉnh thành quyết liệt thì ở đó, hiệu quả điều hành khác hẳn) trong cuộc trò chuyện với báo giới khi điểm danh tỉnh thành mà theo ông là ở đó, chức danh Bí thư tỉnh ủy đã có dấu ấn lớn trong sự phát triển của địa phương đó đã chấm chọn ông Phạm Minh Chính là Bí thư đổi mới, năng động nhất, bởi theo ông Thiên: “Ông Chính là người đã làm thay đổi diện mạo Quảng Ninh bằng cách điều hành quyết liệt. Sau gần một nhiệm kỳ Bí thư, ông Chính đã góp phần tạo cho tỉnh này hình ảnh một địa chỉ đầu tư thân thiện, hấp dẫn hơn, chứ không chỉ dựa vào tài nguyên khoáng sản hay du lịch như trước”.

PGS.TS Phạm Minh Chính – Dấu ấn từ cựu bí thư đổi mới đến Trưởng ban Tổ chức Trung ương

Người con của mảnh đất xứ Thanh vào một ngày giữa tháng 2/2016 lại nhận thêm trọng trách mới nhiều thử thách: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Sự năng động và đổi mới quyết liệt của một vị Bí thư tỉnh ủy cộng với vốn kiến thức dày dặn được đào tạo bài bản (Tiến sĩ Luật) tiếp tục là nền tảng để ông Phạm Minh Chính bứt phá với nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước.

Chưa có lúc nào và chưa bao giờ trong thời gian ngắn có nhiều cán bộ cấp cao, cả đương chức và nguyên chức bị xử lý kỷ luật như thời gian vừa qua. Đây là thành tích về chống tham nhũng nhưng lại là điều không vui về công tác cán bộ. Ở cấp địa phương chưa có con số thống kê cụ thể nào về số người bị kỷ luật, song những biểu hiện của việc thiếu gương mẫu trong cán bộ, đảng viên thì không hiếm. Và việc ban hành Quy định số 08-QĐi/TƯ về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên” như ông Phạm Minh Chính khẳng định chính là “MỘT CAM KẾT CHÍNH TRỊ của Trung ương với toàn Đảng, toàn Dân”.

Với 8 điểm ‘xây’, 8 điểm ‘chống’ được cụ thể hóa, quy định rõ trong hệ thống pháp luật và có xử lý nghiêm minh, chế tài rõ ràng, xử lý cụ thể trên các mặt tư tưởng, đạo đức, chính trị, lối sống, tác phong… được đánh giá là quy định rất kịp thời, thu hút sự quan tâm rất lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bởi mặc dù Ban Bí thư khóa XI đã ban hành một quy định về nêu gương, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành một quy định về nêu gương, nhưng 2 quy định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trước đây nói rất chung về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, Quy định mới này đã thể hiện rất rõ sự khác biệt, có thể thấy rõ qua điều 3 nêu 8 việc mà cán bộ, đảng viên phải “chống”, cụ thể như nghiêm khắc đối với bản thân, kiên quyết chống các biểu hiện suy thoái đạo đức, tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; Cán bộ, đảng viên không được để vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi; không để vợ, chồng, con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Bắt trúng căn cơ vấn đề nhận được sự đồng thuận rất lớn trong nhân dân cả nước.

Một quy định mới khác quan trọng và nhận được sự quan lớn trong thời gian qua phải kể đến là Quy định 205-QĐ/TW “Về vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền”. Điều mới trong Quy định 205 ở chỗ đã chỉ rõ ra và cần có cơ chế để kiểm soát trong quá trình thực hiện. Quy định toát lên tinh thần quyết tâm chiến lược và tính chiến đấu của Đảng ta trước một thực tế đang diễn ra phổ biến đến nỗi ai cũng biết, đâu cũng có, đã trở thành “sâu mọt” trong bộ máy của Đảng của Nhà nước và hệ thống chính trị mà cần phải loại trừ. Đây cũng là một trong những nội dụng quan trọng của việc chống “tham nhũng” trong công tác cán bộ. Quy định vừa ban hành đã có sức lan toả nhanh, được toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng, đồng tình và sẵn sàng hành động. Hơn hết như Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với Quy định 205 việc chạy đã đang được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi”.

Không còn chỉ là những cung đường quen thuộc, những gương mặt thân quen của Quảng Ninh, những dấu chân của ông Chính giờ đây nhiều hơn, khắp muôn nơi từ thị thành đến phố núi hiểm trở, để mỗi quy định đều mang hơi thở cuộc sống, bắt trúng lòng dân, thời cuộc. Vẫn với phong cách quyết liệt, đổi mới ấy “Cái gì đã rõ, đã chín, đã được thực tế kiểm nghiệm đúng thì cứ thế mà làm. Cái gì chưa có trong quy định, chúng ta có thể mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa hoàn thiện”, ông Phạm Minh Chính cùng cộng sự đã không chỉ nỗ lực hoàn thiện khung đánh giá các tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quy định nêu gương mà còn dần định hình “cái lồng” để nhốt quyền lực mà như ông Chính đã hơn một lần khẳng định: “Dứt khoát phải kiểm soát quyền lực”.

Từ quy trình đến quá trình thực hiện tiếp tục là chặng đường chẳng mấy dễ dàng khi người thực hiện vốn không phải ai cũng dốc lòng dốc sức phụng sự, thậm chí còn lợi dụng để vun vén vinh thân phù gia. Như câu chuyện con trai Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến – Nguyễn Nhân Chinh cử nhân cờ vua được điều động về làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh khiến dư luận bức xúc, cho thấy không một quy trình nhân sự nào là hoàn hảo, vẫn có đó những kẻ hở vì thế càng cho thấy vai trò của Ban Tổ chức Trung ương nói chung và Trưởng ban nói riêng luôn kiểm tra, giám sát. Và cho dù có đúng quy trình đi chăng nữa như vụ ông Nguyễn Nhân Chinh nhưng thấy rõ vì ý đồ cá nhân thì cần triệt để xử lý như thực tế diễn ra, thể hiện sự sâu sát, nhạy bén và trên hết là tinh thần trong sáng trong công tác cán bộ. Đúng như câu nhắc không thể sâu sắc hơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “Đừng thấy đỏ mà tưởng chín” và lưu ý của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính: “Phải thật sự công tâm, trong sáng, không hợp thức hóa quy trình để thực hiện ý đồ cá nhân“.

Từ cựu bí thư đổi mới đến Trưởng ban Tổ chức Trung ương, vẫn phong thái quyết liệt, bài bản bằng những trăn trở và sự quyết tâm ông Phạm Minh Chính không chỉ đưa Quảng Ninh phát triển vượt bậc trở thành hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất mà còn góp phần định hình những Quy định mà nội hàm của nó đã biểu đạt đúng lòng dân, đúng mong muốn của cán bộ, đảng viên, đáp ứng nguyện vọng của mọi người chân chính trong xã hội.

BBT

Kỳ 1: GS.TS Vương Đình Huệ: Từ giảng viên tài chính đến chính trị gia nhiều dấu ấn

Kỳ 2: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “nữ kiệt xứ dừa” vừa nhẹ nhàng, vừa cương quyết

Kỳ 3: Nhiệm kỳ Bộ trưởng Tô Lâm: Những chiến công nhìn lại 

Kỳ 4: Phó thủ tướng trẻ nhất Việt Nam và anh hùng chống giặc thời bình Vũ Đức Đam

Kỳ 5: Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Vị Giáo sư điềm đạm dẫn dắt đầu tàu kinh tế của đất nước

Kỳ 6: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng: Từ cán bộ Đoàn nhiệt huyết đến Ủy viên Bộ Chính trị trẻ tuổi nhất

Kỳ 7: Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng: Nữ Ủy viên Bộ Chính trị người dân tộc thiểu số đầu tiên trong lịch sử


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây