Trang chủ Đối tượng Thông não nhẹ nhàng cho ‘Nhóm Luật sư Đồng Tâm”

Thông não nhẹ nhàng cho ‘Nhóm Luật sư Đồng Tâm”

159
0

Không hiểu các anh luật sư có tên được học ở trường nào mà trình luật xập xệ như nái xề thế nhỉ. Dốt nát thế này thì cãi đến bao giờ cho thắng?

Thưa các luật sư Đồng Tâm, Kình già đã chết thì người ta vẫn phải xem xét hành vi của nó, chỉ có điều người ta không đề cập đến chuyện xem xét xử lý nó bằng cách tử hình hay đeo gông vào cổ nó nữa, hiểu chưa.

Thông não nhẹ nhàng cho 'Nhóm Luật sư Đồng Tâm

Trích luật sư Đồng Tâm: 

“Cơ quan thực hiện việc mổ tử thi cụ Kình không mời đại diện gia đình, không có sự đồng ý hoặc chứng kiến của đại diện của gia đình cụ Kình là không đúng quy định của pháp luật”. [Hết trích].

Các anh bảo việc cơ quan tố tụng thực hiện khám nghiệm, mổ tử thi Lê Đình Kình không mời đại diện gia đình, không có sự đồng ý hoặc chứng kiến của đại diện của gia đình của Kình là không đúng quy định của pháp luật.

Hehe, tôi không kết luận các anh ngu, nhưng tôi không nghĩ khác được. 

Tôi nghi ngờ các anh không thuộc bài, không hiểu gì về các quy định của pháp luật đối với các trường hợp khám nghiệm, mổ tử thi.

Trước hết không có bất cứ quy định nào của Pháp luật quy định rằng việc khám nghiệm tử thi bắt buộc phải được sự đồng ý và phải có sự chứng kiến của gia đình người chết. 

Giờ thì tôi viện dẫn luật cho các anh. Đầu tiên tôi trích luật Dân sự 2005.

Tại khoản 4, Điều 32, Bộ Luật Dân Sự 2005, việc mổ từ thi được thực hiện trong các trường hợp:

“a) Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết;

b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;

c) Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.”.

Như vậy, ngoài 2 khoản (a) và (b) thì còn có khoản (c), theo đó việc mổ tử thi có thể được tiến hành “Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.”. 

Kình già thuộc trường hợp này để tránh kiện cáo rắc rối bởi mồm miệng của các anh và góp phần làm minh bạch các thông tin pháp lý.

Bây giờ tôi lại trích Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Điều 202 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Khám nghiệm tử thi như sau:

1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.

2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.

3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Như vậy, cả trong luật Dân sự và Luật Tố tụng hình sự đều không quy định việc khám nghiệm tử thi bắt buộc phải có sự đồng ý hoặc chứng kiến của gia đình, thân nhân tử thi. 

Các anh chị luật sư Đồng Tâm nên nhớ, mổ tử thi là hoạt động tố tụng hình sự nằm trong phần Khám nghiệm tử thi do cơ quan điều tra tiến hành. Không có quy định nào việc mổ tử thi phải có sự đồng ý của thân nhân. Chỉ có trường hợp thông báo cho thân nhân biết khi khai quật tử thi được quy định tại khoản 4 Điều 202 BLTTHS năm 2015.

Cơ quan điều tra có thể quyết định mổ tử thi kể cả khi gia đình không đồng ý. Tuy nhiên, trong thực tế, các điều tra viên thường mời người thân đến chứng kiến, động viên họ đồng ý để công việc điều tra được suôn sẻ, không gây ra bức xúc cho thân nhân người chết. Lưu ý rằng, các hoạt động điều tra khám nghiệm tử thi là nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân cái chết, từ đó xác định sự thật án mạng. Có nghĩa là không chỉ mổ xẻ vì yêu cầu của thân nhân, vì người chết, mà còn vì để đảm bảo xử lý đúng người đúng tội đối với người khác.

Tại điều 3 Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ghi mục đích của việc khám nghiệm là nhằm “Xác định có hay không có tội phạm xảy ra để xử lý theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp có người bị giết, nghi bị giết, chết dưới nước, chết do treo cổ, chết do độc tố, do hơi độc, do điện giật, chết do tai nạn giao thông, chết do tai nạn lao động và các trường hợp chết khác chưa xác định được nguyên nhân đều phải tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định pháp y và tiến hành xác minh, Điều tra ban đầu tại hiện trường để làm rõ căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật”. 

Luật đã dẫn, còn anh luật sư Đồng Tâm nào có ý kiến gì khác không? Nếu không có thì ngồi xuống, học bài đi và nhớ đừng bi bô những điều mà mình dốt nát.

Cuteo@ 

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây