Tính đến ngày hôm nay 25/8/2020 trên thế giới đã có 237.799.614 người nhiễm covid 19 với hơn 816 nghìn người chết. Trong đó Mỹ là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới với 5.914.269 người nhiễm và 181.089 người tử vong. Tại sao ở một cường quốc số 1 thế giới luôn cho mình là cái gì cũng nhất lại có số ca nhiễm và tử vong do dịch covid 19 lại lớn nhất thế giới? Phải chăng do nền y học, khoa học của Mỹ kém, điều này chắc chắn là không đúng rồi. Vậy chúng ta thử xem nguyên nhân nào khiến cho số người nhiễm và tử vong ở Mỹ cao nhất thế giới, cũng như đời sống của người dân Mỹ trong đại dịch covid 19 thế nào.
Chúng ta đều biết ở Mỹ thì sự phân hóa, phân biệt giàu nghèo cũng như phân biệt sắc tộc là cực kỳ sâu sắc. Một minh chứng rõ nhất, gần đây nhất là cuộc bạo loạn ở khắp nơi trên nước Mỹ để đấu tranh phản đối việc cảnh sát Mỹ đè cổ giết chết người da đen. Trong đại dịch covid 19 này thì càng cho chúng ta thấy rõ hơn về sự phân hóa giàu nghèo ở Mỹ.
Các phóng viên của Business Insider đã tiết lộ những chỉ số phúc lợi mới đối với người Mỹ vừa xuất hiện trong đại dịch coronavirus, thông qua nghiên cứu điều kiện cách ly và chăm sóc y tế của họ. Tài liệu liên quan được công bố trên trang web của ấn phẩm này.
Đối với người nghèo ở Mỹ, có thể nói rằng là đang chất dần trong đại dịch covid 19 bởi vì không được tiếp cận y tế và bị phân biệt sắc tộc. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Pamela Rush đi từ hạt Lowndes, Alabama. Hai năm trước, cô đến thủ đô Washington để điều trần trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ về sự nghèo đói và tiền thuê nhà “như trấn lột” tại khu vực từ lâu đã khét tiếng về tình trạng bất bình đẳng sắc tộc.
“Họ thu của tôi tới hơn 114.000 USD cho một căn nhà di động xập xệ. Nước thải xả lộ thiên. Tôi không có tiền. Tôi nghèo đói”, Pamela Rush nói trong phiên điều trần.
Một tháng trước, cô qua đời vì Covid-19. Cái chết của Pamela Rush là “hệ quả của đói nghèo có hệ thống”, theo mục sư William Barber.
Những từ ngữ trên có thể được sử dụng để mô tả về những người nghèo khó tại các hạt nằm sâu ở phía nam nước Mỹ, nơi tiếp cận y tế khó khăn, chính sách sai lầm cũng như chia rẽ và phân biệt sắc tộc kéo dài qua nhiều thế hệ đã khiến tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tăng cao vài tháng gần đây.
Kết quả điều tra dân số cho thấy, ít nhất 12% người dân không có bảo hiểm y tế dưới bất kỳ hình thức nào.
Dù chính quyền Trump đã cam kết hỗ trợ cho các bệnh viện chấp nhận điều trị Covid-19 cho bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, sự kỳ thị xã hội và nỗi lo không được chi trả bảo hiểm chính thức khiến nhiều người không dám tìm đến sự trợ giúp y tế.
Có thể thấy rằng phần lớn những người tử vong do covid 19 ở Mỹ là những người dân nghèo không đủ tiền để chi trả cho các dịch vụ y tế đắt đỏ ở Mỹ.
Còn đối với những người giàu ở Mỹ thì sao?
Các bác sĩ riêng này đến tận nhà và tiến hành các xét nghiệm cá nhân, có thể nhanh chóng và dễ dàng cho kết quả về COVID-19, trong khi những người dân bình thường đã mang trong mình loại virus này không hề biết mình mang mầm bệnh vì không được xét nghiệm.
Một chỉ số khác về sự xa xỉ là sự hiện diện của nhân viên chăm sóc y tế tại gia trong chế độ tự cách ly, trong khi đó, những thường dân thì được nhận sự chăm sóc y tế công cộng vốn rất thiếu thốn, bởi Mỹ có số lượng người nhiễm coronavirus quá lớn, dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở cách ly, thiếu nhân viên và thiết bị y tế.
Ngoài ra, một số người giàu bắt đầu nhận hộ chiếu thứ hai để có cơ hội bất cứ lúc nào cũng có thể đến một quốc gia mà dịch bệnh ít hơn hoặc có thể cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn.
Vậy đấy, thực tế cuộc sống của người dân Mỹ là như vậy, quá bất bình đẳng như vậy liệu trong đại dịch covid 19 này có nhà dân chủ rởm nào muốn sang Mỹ sống không?
SÓNG BIỂN
Nguồn: Non sông Việt Nam