Cách đây 25 năm, ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Rạng sáng ngày 12/7/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Đây là kết quả của một hành trình dài với những nỗ lực bền bỉ của cả hai bên quyết tâm gác lại quá khứ hướng tới tương lai, từ một cựu thù đến nay hai nước đã trở thành đối tác toàn diện.
Tưởng bình thường hóa quan hệ ngoại giao nhưng chưa hẳn là “bình thường hóa”
Sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, những gì Mỹ mong muốn ở Việt Nam đang nằm ngoài sức tưởng tượng của đa số người Việt Nam bởi trước mắt chúng ta, những người dân Việt Nam chỉ nhìn thấy bức tranh kinh tế của nó nhưng sẽ không hiểu hết đằng sau đó Mỹ đang muốn gì ở Việt Nam.
Đầu tiên chúng ta hãy nhớ lại, sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã tuyên bố: 30 năm sau người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam không phải bằng bom đạn mà bằng Dollar và người Việt Nam sẽ phải chào đón họ như những người anh hùng.
Trong một lần sang thăm Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton cũng từng nhắc lại ý định này trước hàng nghìn sinh viên các trường Đại học Việt Nam rằng “những gì mà người Mỹ trước đây chưa thực hiện được ở Việt Nam thì chính những thế hệ người Việt Nam sau này sẽ thay họ thực hiện nó…”. Vậy thì những gì họ chưa thực hiện được mà họ mong muốn những thế hệ người Việt thay họ thực hiện?
Mỹ đã từng xâm lược Việt Nam và họ đã thất bại, những người đã từng làm tay sai tiếp tay cho Mỹ cũng thất bại và đó cũng là điều mà họ muốn một bộ phận người Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục làm tay sai cho họ lần nữa. Muốn đạt được mục đích đó không có con đường nào duy nhất ngoài việc tác động chuyển hóa tư tưởng bằng đầu tư giáo dục, về lâu dài những con người ấy sẽ nắm giữ các vị trí quan trọng, từ đó làm con rối, mặc sức cho Mỹ làm chuyển hóa toàn bộ hệ tư tưởng hiện nay của chúng ta.
Để thực hiện mục tiêu này, năm 2016, Đại học Fulbright Việt Nam được thành lập tại TP.HCM. Tuy nhiên khi tiến hành các hoạt động giáo dục họ đã cương quyết không đưa các môn Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình dạy học đồng thời mở ra các ngành, chuyên ngành đào tạo theo hơi hướng giá trị thực dụng phương Tây, xã hội dân sự. Thực chất là nhằm tới phá vỡ nền tảng XHCN, đưa một thế hệ người Việt theo học mang nặng tư duy sùng bái Mỹ, thậm chí có tư tưởng chống lại chế độ hoặc ngấm ngầm hoặc công khai.
Mối liên hệ giữa Sáng kiến YSEALI và các bất ổn chính trị
Mới đây, Mỹ tuyên bố chi 5 triệu USD từ cái gọi là “Quỹ Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á” (YSEALI) để thành lập Học viện YSEALI tại Việt Nam. Quỹ này trong chuỗi hoạt động của cựu Tổng thống Barack Obama “nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo và kết nối trong ASEAN” nhưng nó chỉ là vỏ bọc để tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo mầm mống cho cái gọi là các nhà dân chủ và các tổ chức “xã hội dân sự” – mầm mống của những cuộc cách mạng màu mà nó đã từng diễn ra ở các nước Liên Xô, Đông Âu và đã lật đổ thành công CNXH ở đây, điển hình của sự bất ổn hiện nay như Tunisia, Ucraina và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì nó cũng đã từng xảy ra ở Tây Nguyên (2001), Tây Bắc (2011) hay như Bình Thuận (2018) vừa qua.
Trong suốt quá trình bình thường hóa quan hệ, Mỹ luôn tìm mọi cách can thiệp vào lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo của Việt Nam, thậm chí luôn dung túng những kẻ bất mãn chống lại nhà nước Việt Nam thì câu hỏi đặt ra Mỹ đang muốn gì ở Việt Nam đã quá rõ. Hiện nay, chúng ta có trên dưới 30.000 sinh viên đang học tập tại Mỹ, liệu họ có thật sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước hay lại là những tên tay sai đắc lực cho Mỹ? Sức trẻ, lòng nhiệt huyết, khát vọng khẳng định mình, đi tìm cái mới, phá bỏ cái truyền thống,… là những điểm bị lợi dụng để biến sinh viên trở thành trung tâm của các cuộc bạo loạn. Sự sụp đổ của Liên Xô, các cuộc cách mạng màu ở Ucraina, Ba Lan,… đều có sự tham gia nòng cốt của đội ngũ học sinh, sinh viên.
Không khó để nhận diện những điểm chung tại các cuộc bạo loạn đang diễn ra ở Hồng Kông và Indonesia, đều từ biểu tình ôn hòa, từ phản đối một đạo luật và hầu hết những người tham gia là sinh viên. Nhưng nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết, tất cả thủ lĩnh của các phong trào này đều là sinh viên, theo chương trình “Học bổng YSEALI” của Mỹ điển hình như tại Hong Kong là các cái tên Josua Wong (Hoàng Chi Phong), Agnes Chow (Chu Đình), Andy Chan (Trần Hạo Thiên), Alex Chow (Chu Vĩnh Khang), Nathan Law (La Quán Thông) hay ở Indonesia: Fuad Wahyudin, Shahrul Aman Shaari.
Ở Việt Nam, nhiều sinh viên Việt Nam đã tham gia chương trình thủ lĩnh sinh viên YSEALI. Đáng nói là, trong số các sinh viên đó, có tới ít nhất 3 người đã trở thành đối tượng bị xét xử về các tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước…”, “Lợi dụng quyền tự do ngôn luận…”, “Hoạt động chống Chính quyền nhân dân…”. Trần Hoàng Phúc là một cái tên tiêu biểu. Năm 2016, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là B.Obama thăm Việt Nam, với tư cách là thành viên của nhóm “Sáng kiến lãnh đạo trẻ Đông Nam Á – YSEALI”, Trần Hoàng Phúc đã được mời dự cuộc gặp mặt với ông Obama. Ngày 03/7/2017, Trần Hoàng Phúc bị cơ quan an ninh bắt giữ theo Điều 88 về hành vi tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Một sự trùng hợp lạ kỳ!
Hạ Trắng (TH)
Nguồn: Cánh cò