Trang chủ Google.Tienlang Cuối tuần: Cô gái sài gòn đi tải đạn – Thêm một...

Cuối tuần: Cô gái sài gòn đi tải đạn – Thêm một bài giảng cho Hoàng Duy Hùng

270
0

Cuối tuần: Cô gái sài gòn đi tải đạn - Thêm một bài giảng cho Hoàng Duy Hùng

Bài hát Cô gái Sài Gòn đi tải đạn ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Thế nhưng, đây vẫn là một trong những bài hát yêu thích của lớp trẻ chúng tôi hôm nay, nó vẫn thường được vang lên trong các hội diễn văn nghệ của thanh thiếu niên ở cả hai miền Nam- Bắc, được thể hiện bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng. Một trong số đó là chị NSUT Thanh Thúy.

Mời mọi người thưởng thức Ca khúc Cô gái Sài Gòn đi tải đạn qua sự thể hiện tuyệt vời của chị Thanh Thúy- một ca sĩ Nam Bộ vừa đẹp người vừa có giọng hát trong vắt, truyền cảm.

Cuối tuần: Cô gái sài gòn đi tải đạn - Thêm một bài giảng cho Hoàng Duy Hùng

Ca sĩ Thanh Thúy

Xem thêm nhiều video clip của ông Hoàng Duy Hùng, Google.tienlang phải thừa nhận và tuyên dương ông Hoàng Duy Hùng trong nhiều video clip đã nói đúng SỰ THẬT LỊCH SỬ, rằng Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu… đều là tay sai ngoại bang. Thế nhưng, ngay trong những video clip rất đúng đó, ông Hoàng Duy Hùng vẫn lăn tăn khi sử dụng nhiều lần cụm từ “phe miền Bắc thắng trận” và “phe thua trận miền Nam”!

Ngay trên báo Đài Tiếng nói Việt Nam, ông vẫn nói như sau:

“Ông Hoàng Duy Hùng: Đó là những người chống đối. Xuất phát là từ quá trình của lịch sử năm 1975 để lại. Anh có nhớ là khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có nói rằng, biến cố năm 1975 là biến cố của triệu người vui và triệu người buồn. Đương nhiên là người thắng cuộc thì lúc nào cũng tốt, cũng mừng hơn, như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói. Còn những người thua cuộc là những người quốc gia hay là người phía Việt Nam Cộng hòa đã thất trận, thì cái quá khứ đó, nó làm cho mỗi một lần nhắc đến, nó là chỉ là quá khứ của thất trận của một thể chế. Nhiều người không bước qua khỏi cái ánh nhìn của quá khứ của một thể chế. Họ bị đồng hóa các thể chế là quốc gia. Họ đồng hóa thể chế là dân tộc. Thì khi mà nói đến như vậy, thì họ không bước qua được, thì họ cảm thấy hận thù không phải một mình tôi, bất kỳ một ai có quan điểm là trở về với tổ quốc, trở về hòa hợp dân tộc là họ chống đối. Vì họ nghĩ rằng đó là sự đánh phá lại quá khứ của họ.”

https://vovworld.vn/vi-VN/khach-moi-cua-vov/luat-su-hoang-duy-hung-hoa-hop-la-mot-xu-the-tat-thang-814961.vov

Google.tienlang xin Giảng thêm cho ông Hoàng Duy Hùng: Cuộc chiến 1945- 1975 không phải là cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam, không phải cuộc chiến Quốc – Cộng như ông Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói. Cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” hay “Việt Nam Cộng Hòa” hoàn toàn không phải là một bên tham chiến nên không thể coi họ là “Bên thua cuộc”,  “Phe thất trận”! Cuộc chiến 1945- 1975 là Cuộc Kháng chiến của toàn dân Việt Nam từ Nam chí Bắc chống Pháp, tiếp theo là chống Mỹ cùng bè lũ tay sai của quân xâm lược. Do vậy, nếu nói chuyện Thắng- Thua thì Người Chiến thắng là Nhân dân Việt Nam còn Kẻ thất bại là quân xâm lược Pháp và Mỹ. Sau năm 1975, nhiều binh lính ngụy quyền Sài Gòn bỏ chạy theo “Bu”, tuốt sang Mỹ và từ đó đến nay, họ vẫn tự nhận họ là “Bên thua cuộc”,  “Phe thất trận” tức là họ vẫn ảo tưởng rằng họ từng là một bên, một phe đối trọng với “phe miền Bắc”. Họ vẫn khăng khăng không (dám) thừa nhận, rằng “Quốc gia Việt Nam” hay “Việt Nam Cộng Hòa” đơn giản chỉ là tay sai, bù nhìn, con rối của kẻ xâm lược, tương tự như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống! Do vậy, ngày nay, ông Hoàng Duy Hùng cũng coi họ là “Bên thua cuộc”,  “Phe thất trận” thì rõ ràng là ông vẫn muốn “nội chiến hóa” cuộc chiến 1945- 1975. Và đó là quan điểm SAI SỰ THẬT LỊCH SỬ! Chúng tôi đã có nhiều bài phân tích quan điểm SAI SỰ THẬT LỊCH SỬ này của ông Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ví dụ bàiSỐ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG MIỀN NAM GẦN GẤP ĐÔI MIỀN BẮC- SỰ THẬT NÀY BÁC BỎ QUAN NIỆM ‘NỘI CHIẾN QUỐC- CỘNG’ HAY “NỘI CHIẾN NAM- BẮC’ CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT

Hôm nay, một lần nữa, Google.tienlang nhấn mạnh, Cuộc chiến 1945- 1975 không phải là cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam, không phải cuộc chiến Quốc – Cộng như ông Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói. Cuộc chiến 1945- 1975 là Cuộc Kháng chiến của toàn dân Việt Nam từ Nam chí Bắc chống Pháp, tiếp theo là chống Mỹ cùng bè lũ tay sai của quân xâm lược.

Rõ ràng là, nếu không có quân và dân miền Nam chung vai trong cuộc kháng chiến này thì không thể có Chiến thắng 30/4/1975!

Hôm nay, để giảng giải cho ông Hoàng Duy Hùng cùng những ai coi Cuộc chiến 1945- 1975 là “Nội chiến”, Google.tienlang xin dẫn chứng về những “Cô gái Sài Gòn” năm xưa đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình, thậm chí hy sinh cả tính mạng mình cùng Dân tộc kháng chiến chống ngoại xâm. Bài hát “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”  của một Nhạc sĩ Nam Bộ – ông Lưu Nhất Vũ. Và Bài hát nổi tiếng này không phải tác phẩm nghệ thuật “hư cấu” để tuyên truyền, mà là một Bài ca về những Cô gái Sài Gòn có thật. Tác giả ca khúc chỉ là người viết lịch sử bằng âm nhạc. Hồi đó, tất cả các Cô gái Sài Gòn này chỉ mười tám đôi mươi, nhiều cô chỉ 16 tuổi!

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ vốn họ Lê, sinh ra và lớn lên ở Thủ Dầu Một – Bình Dương, nay sinh sống cùng vợ là Thi sĩ Lê Giang ở Cà Mau. Năm 19 tuổi (năm 1955) ông cùng 300 học sinh miền Nam từ giã gia đình, bất chấp mọi hiểm nguy vượt tuyến ra Bắc.

Sau chiến tranh, công chúng được biết bối cảnh ra đời Bài hát Cô gái Sài Gòn đi tải đạn như sau:

Thời điểm sau đợt 1 cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, Lư Nhất Vũ được điều động vào tổ công tác chi viện cho chiến trường B. Vì thế ông phải thường xuyên lên miền núi tuyển chọn diễn viên về bổ sung cho Đoàn ca múa Tây Nguyên, đồng thời cùng các đồng đội gấp rút làm đề án củng cố Đoàn văn công Sư đoàn 330 tập kết. Nhưng một sáng tác để nói về Mậu Thân thì đúng là ông cần phải có, phải làm nhưng làm như thế nào? Thời điểm ấy, đã có quá nhiều sáng tác nổi bật nói về Mậu Thân, biết “lẩy” ý nào?

Tình cờ đọc báo thấy nói về các cô gái Sài Gòn thuộc nhiều thành phần (học sinh, sinh viên, thợ thuyền, buôn gánh bán bưng…) hăng hái thoát ly gia đình, vào chiến khu tham gia Đoàn Thanh niên Xung phong hỏa tuyến… Những tiểu thư vai yếu chân mềm không ngại hy sinh, gian khổ, băng qua mưa bom bão đạn để tải từng viên đạn cho pháo binh… Và thế là ý tưởng về “Đội nữ tải đạn Sài Gòn” hình thành.Mất nhiều ngày “rị mọ”, cuối cùng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cũng hoàn thành bản thảo.

Cuối tuần: Cô gái sài gòn đi tải đạn - Thêm một bài giảng cho Hoàng Duy Hùng

Các “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn năm xưa” ngày nay đã lớn tuổi cùng chụp hình kỷ niệm dưới Tượng đài Dân công hỏa tuyến ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

Cuối tuần: Cô gái sài gòn đi tải đạn - Thêm một bài giảng cho Hoàng Duy Hùng

Toàn cảnh Khu di tích Dân công hỏa tuyến ở xã Vĩnh Lộc A, h Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh

Báo Nhân Dân đăng bài hát này với nhan đề Đội nữ tải đạn Sài Gòn. Sau đó nhạc sĩ Triều Dâng cùng Lư Nhất Vũ và Lê Lôi quyết định đổi tên thành Cô gái Sài Gòn đi tải đạn. Thú vị là việc đổi tên bài hát được quyết định sau khi cả 3 nhạc sĩ vừa nhảy xuống hầm trú ẩn trước sân Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), 58 Quán Sứ, khi nghe còi báo động.

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn có giai điệu trẻ trung, tự nhiên, tiết tấu hơi nhanh, diễn tả vẻ hồn nhiên, nhí nhảnh, sôi nổi của những cô gái tuổi đời còn rất trẻ và làm những công việc rất gian lao. Giai điệu có hơi hướng Nam Bộ và lời ca đời thường, rất dễ ngấm. Để phổ biến kịp thời, Ban biên tập Đài TNVN định thu thanh do tốp nữ của đài với phần đệm của đàn accordeon. Nhạc sĩ Triều Dâng thì đề nghị đưa bài hát này cho tốp nữ của Đoàn ca múa Trung ương với dàn nhạc dân tộc nhưng thời điểm ấy thì đành phải chờ vì đoàn này đang lưu diễn ở Nhật.

Đến cuối tháng 8/1968, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn mới được thu thanh. Nhạc sĩ Nguyễn Chính viết phần đệm và ca sĩ Vũ Dậu lĩnh xướng. Sau khi phát sóng, chỉ một thời gian ngắn, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn đã “bay” đi khắp nơi. Rất nhiều thư yêu cầu của thính giả tới tấp gửi về Đài TNVN, yêu cầu được nghe lại trong chương trình “Ca nhạc theo yêu cầu thính giả”. Rồi nhiều đoàn văn công đã đưa bài hát lên sân khấu trình diễn, đều dưới hình thức tốp ca nữ.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ kể lại trong cuốn sách Nhạc và Đời (nhiều nhạc sĩ, xuất bản 1989) rằng Cô gái Sài Gòn đi tải đạn là một món quà cho quê hương miền Nam, mang theo tình thương yêu của người thân, ký ức sâu sắc của quê nhà và sự mong mỏi đợi chờ, niềm tin yêu hò hẹn. Tháng 4/1970 ông từ Ga Hàng Cỏ rời miền Bắc vào Nam chiến đấu. Ông viết “Mười lăm năm sau có người lính trở về với trái tim của một nhạc sĩ nồng nhiệt và đầy hứa hẹn. Tôi không thể rước về một cô dâu đất Thăng Long, mà chỉ mang theo một Cô gái Sài Gòn đi tải đạn. Cô gái này dẫu sinh ra từ Hà Nội song vẫn mang dòng máu bắt nguồn từ điệu hát quê hương cùng hơi thở của mùa Xuân năm 1968”.

Cuối tuần: Cô gái sài gòn đi tải đạn - Thêm một bài giảng cho Hoàng Duy Hùng

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cùng người bạn đời- Thi sĩ Lê Giang

120 ngày đi B của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đầy vất vả. Có những lúc bị rắn cắn tưởng chết, một vài người bạn ở Hà Nội tưởng ông hy sinh đã để khăn tang. Nhưng sau 15 ngày “tôi gỡ ra từng miếng da chân đen ngòm”. Và rồi những cơn sốt rét ập tới “đánh gục tôi hôn mê bất tỉnh”. Tin truyền ra Hà Nội: Lư Nhất Vũ lại hy sinh. Một người bạn của ông đã lập bàn thờ, trên bàn thờ là tờ nhạc bướm Cô gái Sài Gòn đi tải đạn viền vải đen quàng chéo. Từ Đài TNVN, nhạc sĩ Triều Dâng, như đã hứa với Lư Nhất Vũ nếu anh hy sinh, đã cho phát liên tục ca khúc này và ai cũng tin rằng chàng nhạc sĩ tài năng, khi ấy chỉ vừa 34 tuổi, đã qua đời. Nhưng rồi thì “coi vậy mà sống dai. Trọng tài vừa đếm đến tiếng thứ chín thì tôi lồm cồm bò dậy. Thần Chết la làng rồi bỏ chạy” – nhạc sĩ đùa tếu.”

Bùi Ngọc Trâm Anh

Nguồn: Google.Tiên lãng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây