Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng mang tựa đề “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Ðại hội XIII của Ðảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”. Nội dung bài viết đã bộc lộ nỗi niềm, trăn trở của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đối với vận mệnh đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Cụ thể, trong bài viết của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những nội dung hết sức cụ thể, chi tiết, khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo và quyết tâm rất cao của Ðảng trong Ðại hội sắp tới, nhằm làm đường hướng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực xây dựng, đạt mục tiêu: Đến năm 2025, là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư đưa ra lộ trình rõ ràng, chi tiết như vậy để cả đất nước thực hiện. Tất cả đều dựa trên hoàn cảnh thực tiễn, tiềm lực của đất nước, kế thừa và bổ sung phù hợp với những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, Tổng Bí thư cũng đã có tham khảo kinh nghiệm của các nước và những chuẩn mực phát triển chung của thế giới.
Nói đơn giản như thế này thôi, trong những năm vừa qua, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo. Việt Nam cũng đứng trước nhiều thuận lợi, thời cơ và khó khăn; nhiều vấn đề mới đặt ra cho cả lãnh đạo và nhân dân. Nhưng hãy nhìn xem, Việt Nam bằng những con người trí tuệ, bản lĩnh, bằng sự đoàn kết, quyết tâm trong toàn hệ thống chính trị và toàn dân, chúng ta đã làm được những gì? Về kinh tế, tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam đã đạt trung bình 6,3% trong hai thập kỷ qua, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Đặc biệt, năm 2019 được xem là một năm thành công ấn tượng của Việt Nam khi tăng trưởng GDP đạt 7,02%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng lên đến hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, sau 9 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) mở ra cánh cửa hợp tác, đầu tư trên rất nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, chúng ta có Viettel được vinh danh là doanh nghiệp có ảnh hướng nhất Châu Á tại ACES, chúng ta VinFast tự sản xuất được xe hơi,… Tựu chung về kinh tế, Việt Nam đã có một bức tranh đầy khởi sắc và triển vọng trong tương lai.
Về chính trị, chưa bao giờ công cuộc phòng chống tham nhũng, công tác cán bộ, tinh gọn bộ máy lại đột phá, đạt được nhiều hiệu quả và lấy được sự ủng hộ, niềm tin của nhân dân lớn như những năm vừa qua. Việt Nam ngày càng có vị thế và uy tín cao trên trường quốc tế bởi tình hình chính trị ổn định, là nơi để các nước trao gửi niềm tin để tổ chức những sự kiện mang ý nghĩa lớn như Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Đặc biệt, Việt Nam còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Về y tế, trong giai đoạn chống dịch Covid-19 gần đây, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới mình là một đất nước đoàn kết, chống dịch quyết tâm, chủ động, khoa học và hiệu quả. Hơn nữa, nước ta gần như là nước duy nhất không bỏ lại bất kỳ người dân nào phía sau. Về quốc phòng, Việt Nam đã tự sản xuất tên lửa, đã đóng được được tàu chiến, đã xây dựng được lực lượng quân đội tinh nhuệ. Về thể thao, U23 Việt Nam đã từng vượt qua nhiều đội tuyển mạnh để giành ngôi Á quân giải U23 Châu Á. Thử hỏi, có gì làm khó được Việt Nam trong những năm qua?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng xuất bản cuốn sách “Nghĩ lớn để thành công”, trong đó ẩn chứa rất nhiều bí quyết để tìm thấy đam mê trong công việc, những phương pháp giúp chúng ta thành công. Với Việt Nam, chúng ta không thiếu tiềm lực, không thiếu nhân tài, không thiếu trình độ lao động; Với mỗi người dân Việt Nam cũng không thiếu trí tuệ, bản lĩnh, truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, tình nhân ái và ý chí kiên cường. Điều quan trọng là chúng ta có tìm thấy đam mê, có hăng say lao động, có dám nghĩ lớn, làm lớn để thành công hay không mà thôi. Chính vì vậy, bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giống nhưng một con thuyền đưa cả đất nước và toàn dân bước ra khỏi giới hạn vốn có, dám thay đổi và dám nghĩ lớn để sau 25 nữa Việt Nam sẽ trở thành cường quốc, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như đúng ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, bài viết còn cho thấy một tầm nhìn xa song hành với một quyết tâm chính trị, một tư duy, một hoài bão rất lớn của người đứng đầu Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hiện nay, vẫn có một một bộ phận người Việt luôn mang tư duy nhược tiểu, cảm giác yếu hèn, không dám nghĩ lớn, không dám tin tưởng vào những thành công của đất nước, luôn chê bai, dè bĩu những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong suốt thời gian qua. Nếu những người có tư duy nhỏ bé này không tự thay đổi, không dám nghĩ lớn thì chính bản thân họ cũng không thể nào thành công được, nguy cơ lớn còn cản trở đất nước hoàn thành những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước nước và Chính phủ đã đặt ra. Vì vậy, hãy bỏ đi tư duy Việt Nam là một đất nước nhỏ, một nước kinh tế yếu phải dựa vào nước này nước kia đi. Thay vào đó hãy thay đổi tư duy và hành động của chính mình để Việt Nam trở nên hùng cường, hãy nghĩ đến việc một ngày nào đó sẽ có nước A, nước B, nước C dựa vào Việt Nam để phát triển. Tại sao không?
Đặng Trường
Nguồn: Cánh cò