Trang chủ Luận bàn - Phản biện Phiên xử vụ Đồng Tâm: “Kín” hay “Mở”?

Phiên xử vụ Đồng Tâm: “Kín” hay “Mở”?

199
0

Phiên xử vụ Đồng Tâm:

Ảnh: Bị cáo Lê Đình Công nhận tội trên truyền hình

Theo thông báo, ngày 7/9, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 29 bị cáo trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Đây là vụ án cực kỳ nghiêm trọng, do một nhóm chống đối ở Đồng Tâm gây ra trong một thời gian dài với nhiều tình tiết man rợ, mất hết tính người. Đỉnh điểm của vụ án, các đối tượng đã manh động đổ xăng thiêu sống 3 sĩ quan công an trong lúc làm nhiệm vụ. Tên cầm đầu là Lê Đình Kình đã bị tiêu diệt tại chỗ khi trên tay vẫn còn nắm chặt quả lựu đạn. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày, bắt đầu từ 7/9/2020 với hơn 30 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 29 bị cáo tại phiên tòa.

Phản ánh về vụ việc, BBC tiếng Việt vừa có bài “Đồng Tâm: Vụ án để lại nỗi đau cho dân tộc Việt Nam” của Mỹ Hằng” nói về ý kiến của các luật sư tham gia bào chữa cho nhóm “khủng bố” ở Đồng Tâm. Như thường lệ các luật sư không ra mặt phản ứng nhưng bóng gió nói rằng, đây phiên tòa mở, sẽ vắng mặt người thân và gia đình các bị cáo sẽ không được tham gia. Và rằng, các luật sư gặp khó khăn trong tiếp cận tài liệu cũng như tiếp xúc với thân chủ.

Công bằng mà nói, thái độ của các luật sư như Lê Văn Hòa, Ngô Anh Tuấn khi nói về vụ việc có phần e dè và đúng mực hơn rất nhiều so với các luật sư khác khi phản ánh vụ việc.

Lý giải cho điều này, các nhà phân tích cho rằng, (1) các chi tiết của vụ việc đã quá rõ ràng, được phản ánh không chỉ trong cáo trạng của VKS mà còn trên báo chí, truyền thông. Thậm chí là ngay cả các trang mạng của những người chống đối nhà nước cũng đã phản ánh sự thật này. (2) Khả năng lật ngược thế cờ của các luật sư gần như bằng không, khi mà các đối tượng đều đã nhận tội tại các bản cung được ghi âm, ghi hình có sự giám sát của cơ quan chức năng và của các luật sư. Thậm chí những tên cầm đầu còn công khai nhận tội trên truyền hình. (3) Những lời khai của các đối tượng là hoàn toàn phù hợp với những gì mà chúng đã chuẩn bị và đe dọa trước khi có hành động cố ý giết người.

Với 3 lý do nêu trên, có lẽ việc tham gia bào chữa của các luật sư chỉ mang ý nghĩa thủ tục và góp phần làm cho tên tuổi của họ được công chúng biết đến mà thôi.

Phiên xử vụ Đồng Tâm:

Ảnh: Một số công cụ gây án của các đối tượng

Có lẽ bản thân BBC cũng biết rõ điều này, do đó trong bài viết họ chỉ đề cập đến 2 vấn đề mang tính tiểu tiết chứ không phản ánh được bản chất vụ án, đó là (1) xét xử “kín” hay “mở”, và (2) việc tiếp cận hồ sơ và thân chủ của các luật sư.

Trả lời BBC, luật sư Lê Văn Hòa, người hỗ trợ pháp lý cho Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy và Trần Thị La nói rằng, “về mặt luật pháp, đây là vụ án xét xử công khai. Nghĩa là bất cứ công dân nào quan tâm cũng có quyền tham dự. Nhưng theo ông thì trong phiên tòa tới đây sẽ chỉ những người được triệu tập mới được tham dự, trong đó chưa chắc bao gồm thân nhân các bị cáo”.

Câu hỏi của BBC là ngớ ngẩn và LS Lê Văn Hòa cũng rất ma mãnh khi trả lời. Người viết cho rằng, đây là vụ xét xử công khai, nhưng không phải ai cũng vào tham dự được vì diện tích cho người dự không thể đáp ứng và quan trọng hơn, đây là vụ việc xâm hại an ninh quốc gia vì các đối tượng gây án có liên quan tới khủng bố. Vì thế việc thắt chặt an ninh là điều dễ hiểu, trước hết là để bảo vệ phiên tòa, bảo vệ bị những người xét xử, bảo vệ các bị cáo, nhân chứng và sau nữa là bảo vệ cộng đồng. Đương nhiên, người tham dự sẽ không được phép mang điện thoại, máy ghi âm, máy vi tính vào phòng xử và như LS Hòa nói: “Việc đi vào phòng xét xử phải trải qua kiểm soát an ninh rất chặt, soi chiếu người đi qua và các phương tiện, túi xách, tài liệu mang vào”.

Tôi không rõ Hội đồng xét xử có cho vợ Lê Đình Kình là Dư Thị Thành và con dâu là Nguyễn Thị Duyên vào hay không, nhưng nếu là những đối tượng cực đoan thì khả năng họ không được tham dự là rất cao.

Không rõ BBC có sai sót trong biên tập hay không, nhưng LS Hòa nói rằng, “Cụ Dư thị Thành là một những chứng rất quan trọng cần phải được triệu tập đến tòa để làm rõ tình tiết cơ quan công an có mặt tại nhà cụ trong rạng sáng 9/1/2020” là tôi nghi ngờ trình độ hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ pháp luật của ông, vì con người không phải và không bao giờ được gọi là chứng cứ.

Tham gia trả lời cùng LS Lê Văn Hòa BBC trong bài viết còn có LS Ngô Anh Tuấn. Cả 2 LS đều nói rằng việc “việc tiếp xúc với các thân chủ và tiếp cận hồ sơ đều gặp khó khăn, phải trải qua nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan liên quan”.

LS Ngô Anh Tuấn nói rằng ông ta bị gây khó khăn từ khi làm thủ tục đăng ký bào chữa, hạn chế trong việc tiếp xúc bị can trong trại tạm giam, đến việc bị gây khó trong việc tiếp cận, sao chụp hồ sơ và rằng ông mới được tiếp cận Hồ sơ 20 ngày gần đây. Cá nhân tôi nghĩ đây là lời nói dối trơ trẽn, vì cách đây 2 tháng các luật sư tham gia bào chữa đã có trong tay hồ sơ vụ án và chính các luật sư này đã sử dụng các tình tiết khai thác trong hồ sơ để tung lên Facebook thăm dò dư luận và tất nhiên để có được sự tư vấn của các “luật sư mạng”.

Người viết cho rằng, câu trả lời của Ls Ngô Anh Tuấn là lời bào chữa cho sự thất bại được báo trước khi phiên tòa kết thúc, nhưng không cho đó là cách ứng xử khôn ngoan của một luật sư. Trung thực, khách quan mới là cách tốt nhất để nâng cao uy tín của ông chứ không phải là “tôi thất bại vì bị gây khó dễ khi tiếp cận hồ sơ và thân chủ”.

Cuối cùng, không khó để dự báo đây là phiên tòa khó khăn cho các luật sư bởi mọi chứng cứ và kể cả dư luận đều không đứng về phía họ. Và ở vòng ngoài cũng không khó để dự đoán việc tham vọng làm nhiễu loạn dư luận hay gây rối phiên tòa của một số đối tượng cũng sẽ nhanh chóng bị dập tắt.

Ong Bắp Cày

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây