Trang chủ Luận bàn - Phản biện Âm mưu “đảo lộn trắng đen” về Luật An ninh mạng và...

Âm mưu “đảo lộn trắng đen” về Luật An ninh mạng và thủ đoạn tấn công Bộ trưởng Tô Lâm

1
0

Đã gần 2 năm kể từ khi Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực thực thi. Thế nhưng, đến nay trên các trang mạng xã hội và một số nhà dân chủ “quen mặt đặt tên” tung ra những bài viết có ý đồ xấu, cố tình suy diễn về bộ luật này. Mới đây, trên trang Việt Tân lại tiếp tục gào thét qua bài viết của Lê Ánh với tiêu đề “Luật An ninh của Bộ trưởng Tô Lâm” với những luận điệu xuyên tạc khiến người dân hoang mang.

Âm mưu “đảo lộn trắng đen” về Luật An ninh mạng và thủ đoạn tấn công Bộ trưởng Tô Lâm
Hình ảnh bài viết xuyên tạc Luật An mạng, công kích Bộ trưởng Tô Lâm của Lê Ánh trên trang Việt Tân

Thứ nhất, Lê Ánh cho rằng “Cũng vì Luật An ninh mạng mà người dân bị công an không cho nói những điều dân muốn nói” thì xin hỏi ông trong Luật An ninh mạng có điều, khoản hay câu chữ nào nói là công an ngăn cản người dân chia sẻ quan điểm, ý kiến lên mạng xã hội hay không? Một cô nàng hotgirl bốc phốt anh chồng diễn viên nổi tiếng ngoại tình lên mạng xã hội; rồi thì chuyện ông Đoàn Ngọc Hải mua một chiếc xe hơi rồi cải hoán, xin cấp phép hoạt động, tự mình cầm lái chở bệnh nhân nghèo miễn phí; hay như chuyện kết quả thi tốt nghiệp THPT vừa qua có em học sinh đạt điểm 10 môn Văn… đều đang là đề tài được người dân bàn tán, tự do bày tỏ quan điểm riêng về những vụ việc trên Facebook, Twitter, Youtube… thì xin hỏi như vậy có gọi là Luật An ninh mạng ngăn cản quyền tự do ngôn luận, bịt miệng người dân không, thưa tác giả Lê Ánh?

Thứ hai, Lê Ánh nói rằng “vì Luật An ninh mạng mà đã có nhiều người dân bị công an đàn áp thẳng tay. Cũng vì Luật An ninh mạng mà nhiều người bị công an đẩy vào vòng lao lý”, thì xin hỏi tác giả Lê Ánh những người dân mà ông nói bị “đẩy vào vòng lao lý” đó là ai? Hay là những kẻ cùng hội cùng thuyền trong “làng dân chủ” với Lê Ánh như Nguyễn Tường Thụy; Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Lê Hữu Minh Tuấn? Nói thẳng luôn là chỉ có những kẻ dùng mạng xã hội đăng tải những thông tin xuyên tạc, tin giả, ngăn cản con đường phát triển của đất nước, vi phạm pháp luật mới bị xộ khám, chứ đàn áp gì ở đây. Những bài viết sai sự thật, kích động đó vẫn còn đang nhan nhản trên mạng xã hội đó, làm sao chối cãi được. Hơn 65 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ vẫn đang thoải mái chia sẻ hình ảnh, bài viết cả đấy, họ có bị “rơi vào vòng lao lý” như lời Lê Ánh nói hay không?

Âm mưu “đảo lộn trắng đen” về Luật An ninh mạng và thủ đoạn tấn công Bộ trưởng Tô Lâm
Những kẻ dùng mạng xã hội đăng tải những thông tin xuyên tạc, tin giả, ngăn cản con đường phát triển của đất nước, vi phạm pháp luật mới bị xộ khám, chứ đàn áp gì ở đây.

Thứ ba, về lập luận mà Lê Ánh cho rằng “Luật An ninh mạng là nguyện vọng của ông Tô Lâm, chứ không phải của người dân”, lập luận này hoàn toàn là bịa đặt và xuyên tạc. Bởi theo quy định của Luật An ninh mạng ra đời để bảo vệ người dân khi tham gia hoạt động trên không gian mạng với điều 17 “sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, tổ chức, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng…”; điều 18 “giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng…”; điều 19 “trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng, như phát tán mã độc, tấn công từ chối dịch vụ…”.

Minh chứng là vụ việc dữ liệu camera riêng tư của ca sĩ Văn Mai Hương bị đột nhập, đánh cắp và phát tán trên mạng xã hội; hay hàng vạn những trường hợp các cá nhân bị tin tặc tấn công hay máy tính doanh nghiệp nhiễm mã độc, thông tin bí mật bị xâm nhập thiệt hại về uy tín, danh phẩm, thương hiệu… đã cho thấy Luật An ninh mạng cần thiết với người dân và doanh nghiệp như thế nào.

Âm mưu “đảo lộn trắng đen” về Luật An ninh mạng và thủ đoạn tấn công Bộ trưởng Tô Lâm

Không phải vô cớ mà Nga siết chặt quản lý Facebook; Anh, Đức đưa ra Luật An ninh mạng, khuyến cáo những tập đoàn như Facebook, Google, Youtube phải tuân thủ quy định của nước mình; rồi Nhật Bản – một quốc gia đi đầu trong công nghệ thông tin ở Châu Á cũng bắt đầu đặt dấu chấm hỏi về Facebook, Google vì những liên quan đến tính bảo mật thông tin khách hàng; Chính phủ Ấn Độ yêu cầu Facebook, Google đặt máy chủ trong nước để bảo vệ sự riêng tư của công dân mình. Hay mới đây, ngày 28/5, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh về mạng xã hội, và ông còn khẳng định hành động này nhằm “bảo vệ quyền tự do ngôn luận trước một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Rõ ràng, Luật An ninh mạng ra đời chính là phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, chứ nào phải “phục vụ cho riêng Bộ trưởng Tô Lâm hay vị lãnh đạo nào khác” như não trạng của Lê Ánh nói ra, nó hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại.

Việc thông qua Luật An ninh mạng và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 là bước đi trước nước Mỹ của Việt Nam. Khi luật đi vào cuộc sống, môi trường mạng xã hội lành mạnh hơn, những người sử dụng mạng cảm thấy an tâm, được bảo vệ, quyền tiếp cận các thông tin sạch của người dân không bị hạn chế. Chỉ có những kẻ chống đối, cơ hội, đưa tin sai sự thật, với động cơ đen tối như Lê Ánh mới sợ Luật An ninh mạng.

Lê Ánh “bô bô” lên là nhân danh chính nghĩa, tương lai của đất nước, lo lắng cho người dân thế nhưng, nhìn những gì mà ông chia sẻ ở trên thì có thể thấy ông lại cố đấm ăn xôi, lôi kéo dư luận vào mục đích xấu xa của mình là xuyên tạc Luật An ninh mạng, qua đó tấn công uy tín của của Bộ trưởng Tô Lâm. Đại hội 13 sắp đến, sẽ còn rất nhiều bài viết, hình ảnh sai sự thật nhắm vào các lãnh đạo Việt Nam, mọi người cần tỉnh táo để không trở thành con lừa, bị các đối tượng dắt mũi.

Thế Khoa


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây