Mấy tháng gần đây, tự nhiên thấy chủ đề đấu tranh cho “tự do tôn giáo” nổi hẳn lên, nhất là trong bối cảnh phong trào zân chủ đìu hìu, tan nát vì thảm cảnh sụp đổ của chiêu bài dân chủ, nhân quyền từ cái nôi nước Mỹ và các cuộc đấu tố tràn lan trong nội bộ các nhóm tự “vạch áo cho người xem lưng”. Hóa ra mọi sự kiện như Luật Khoa Tạp chí mở hẳn chuyên đề “tự do tôn giáo” với mời gọc tiền nhuận bút từ 50-200 USD/bài, bản tuyên bố chắp vá, lắp ghép của nhóm “Hội đồng liên tôn” (những tưởng đã chết lâm sàng từ lâu) và nhất là chiến dịch vận động “Ngày Vận động cho Việt Nam” diễn ra trong 2 tuần từ 31/07 đến 14/08, dành nhiều đất cho vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam…đều bắt nguồn từ Chính phủ Mỹ. Đó là:
Thứ nhất, việc Donald Trump ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế hôm 02/06
Ngày 02/06/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế, phân công Bộ Ngoại giao Mỹ tham khảo ý kiến của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), trong vòng 180 ngày phải phát triển một kế hoạch ưu tiên tự do tôn giáo cho chính sách đối ngoại và tài trợ nước ngoài. Tại buổi Hội luận trực tuyến về “Ngày Vận động cho Việt Nam 2020” (do BPSOS tổ chức), Đại sứ Lưu động Đặc trách Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback nói với VOA rằng sắc lệnh này có 4 điểm mới như sau:
(1) Chính quyền Trump, “hơn bất cứ chính quyền nào trước đây”, “đang tập trung vào chủ đề tự do tôn giáo và rất cương quyết trong việc giảm đàn áp tôn giáo”.
(2) Sắc lệnh này “là sắc lệnh đầu tiên” “nói rằng tất cả bộ máy thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ phải giải quyết các vấn đề về tự do tôn giáo và đàn áp tôn giáo”. “Trước đây vấn đề tôn giáo chỉ được nêu ở Bộ Ngoại giao Mỹ và USAID”, còn bây giờ “các bộ máy đều vào cuộc, từ Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại… đến Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)”, “các cơ quan chính phủ đều phải phát triển danh mục ưu tiên vì tự do tôn giáo”.
(3) “Quá trình xếp loại đang diễn ra”, “vấn đề đàn áp tôn giáo của Việt Nam đang được xem xét một cách tích cực tại Bộ Ngoại giao Mỹ”, và Việt Nam đang “rất gần với” danh sách CPC.
(4) Các quan chức Việt Nam được xem là xâm phạm quyền tự do tôn giáo có thể sẽ bị áp dụng “các chế tài như cho Trung Quốc” – như cấm nhập cảnh vào Mỹ (đối với cả người vi phạm lẫn gia đình), đóng băng các tài sản mà họ sở hữu ở Mỹ…
Thứ hai, cũng ngay trong tháng 06/2020, Mỹ đã công bố “Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2019”.
Việc Donald Trump ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế được giới chuyên gia nhận định là xuất phát từ một lý do thực tiễn, rằng Trump muốn được các cử tri theo tôn giáo (VD: Công giáo, Tin lành, Pháp Luân Công, Phật giáo Tây Tạng…) ủng hộ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Do kỳ hạn để USAID chuẩn bị kế hoạch là 6 tháng, sắc lệnh này sẽ chủ yếu được thực hiện từ nhiệm kỳ Tổng thống sau, và sẽ không phát huy một cách đầy đủ nếu Trump không tái đắc cử. Quy luật bầu cử ở Mỹ cho thấy, ứng cử viên nào được các cử tri theo tôn giáo, nhất là Tin Lành ủng hộ thì việc tái đắc cử khá cao.
Với những diễn biến này, cho thấy trong thời gian tới, vấn đề tự do tôn giáo sẽ gia tăng tỉ trọng trong các hoạt động vận động quốc tế của các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. BPSOS và Luật khoa Tạp chí thuộc VOICE – hai nhóm có quan hệ với các NGO nhân quyền và Bộ Ngoại giao Mỹ có thể giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động vận động đó.
Từ đó thấy rõ, khuynh hướng, cách thức hoạt động của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt” vẫn xuất phát từ “tín hiệu” từ nước Mỹ. Công cụ Mỹ điều phối khá đơn giản: các gói tài chính đi kèm chính sách hậu thuẫn hoạt động. Bước ra ngoài “tín hiệu” này, họ chẳng thể “đấu tranh” cũng như có “động lực đấu tranh” được.
Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh các nhóm người hoạt động tôn giáo chống cộng ở Việt Nam đều thấy khó dung hợp được với mục tiêu đấu tranh dân chủ, nhân quyền, phương thức bất bạo động, ôn hòa được. Xin lấy vài ví dụ:
Linh mục Nguyễn Văn Lý vốn nổi tiếng là kẻ chống cộng quyết liệt, đến chết không từ bỏ, đi tù nhiều lần, sẵn sàng bắt tay với các tổ chức phản động lưu vong, xem thường pháp luật (đạp đổ vành móng ngựa ngay tại phiên tòa), hiện quá già yếu, gần như chỉ có thể lý tên vào bất cứ tuyên bố chống đối nào được đồng bọn nhớ đến, mời gọi.
Sự cố Formosa xả thải, gây ô nhiễm biển, khiến cá chết hồi năm 2016, nhiều linh mục thuộc Giáo phận Vinh, do ông Nguyễn Thái Hợp cai quản, đã nhận tiền của đảng Việt Tân hơn 600 ngàn USD để tổ chức các cuộc biểu tình, bạo động, trong ý đồ phát động “Cách mạng Cá” nhằm lật đổ chế độ núp dưới danh nghĩa từ thiện
Xem link http://www.molang0205.com/2016/12/nup-bong-sbtn-viet-tan-bay-tro-quyen.html?m=1
Dưới vỏ bọc này, rất nhiều linh mục chống đối giáo phận Vinh trở thành kẻ điên cuồng kích động biểu tình, bạo loạn, chống phá chính quyền nhiều năm qua.
Trong khi đó, linh mục Nguyễn Duy Tân, người từng nhiều lần kêu gọi biểu tình chống chế độ, thì ủng hộ tổ chức khủng bố của Đào Minh Quân, một nhóm từng tiến hành nhiều cuộc đánh bom ở trong nước:
Có nên xếp những cá nhân và vụ việc vừa nêu vào danh sách “bị đàn áp vì tự do tôn giáo” hay không? Tiền của Việt Tân và bom của Đào Minh Quân có mang lại ảnh hưởng tốt cho đời sống tu hành? Đây là những điều mà BPSOS và Luật khoa Tạp chí nên tự hỏi, trước khi làm chân bán lẻ trong một cuộc buôn nhân quyền sẽ giúp Trump thu được thêm phiếu.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ