Trang chủ Luận bàn - Phản biện Về cái gọi là tận cùng bị kịch của 5 lao động...

Về cái gọi là tận cùng bị kịch của 5 lao động Nghệ An trốn khỏi tâm dịch Đà Nẵng

185
0

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện được đặt tên là “Tận cùng bi kịch của 5 lao động Nghệ An”. Nội dung nói về việc 5 thanh niên từ Nghệ An ra Đà Nẵng làm việc nhưng do dịch nên quyết tâm đi bộ từ Đà Nẵng về lại Nghệ An. Vậy thực sự, cái gọi là tận cùng bi kịch là như thế nào?

Về cái gọi là tận cùng bị kịch của 5 lao động Nghệ An trốn khỏi tâm dịch Đà Nẵng

 

Nội dung câu chuyện này nguyên văn như sau: “5 người Nghệ An ni vào Đà Nẵng làm phụ hồ được 2 tháng thì gặp dịch. Chủ thầu liền bỏ đi, mọi người không liên lạc được, tiền cũng chưa ai nhận đồng nào … Suốt thời gian qua, gói mì tôm cuối cùng đã cạn, lại chẳng quen biết ai nên đã quyết định cùng nhau đi bộ từ Đà Nẵng về Nghệ An.

Ngày 14/8, nhóm lao động này bắt đầu hành trình đi bộ từ TP Đà Nẵng. Đến tối cùng ngày, họ vượt qua đèo Hải Vân. Tuy nhiên, khi đến địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế, thì lực lượng chức năng ở trạm kiểm soát phát hiện. Cả nhóm được cho ăn uống, nghỉ tạm một đêm trong trạm.

Đến sáng 15/8, 5 người được lực lượng chức năng chở ôtô áp tải ngược trở lại Đà Nẵng, thả dưới chân đèo Hải Vân. “Bọn em giờ không biết đi đâu cả. Ở trong này thì chẳng quen ai. Mỳ tôm mang theo ăn dọc đường cũng hết rồi, được ít tiền cũng sắp hết. Quay lại nhà trọ chỗ cũ họ cũng không nhận nữa, cho người khác thuê rồi. Bọn em rất muốn về quê. Về thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, rồi còn đi xin việc mà làm. Mong ai đó sẽ giúp bọn em”, một người trong nhóm nói.

Khi hay tin, một người Nghệ An ở Đà Nẵng đã đưa 5 người đồng hương về tá túc tạm thời, đợi hết giãn cách xã hội rồi sẽ bắt xe đưa các anh về quê”.

Sau khi đọc hết nội dung của câu chuyện, tôi không hiểu cái được gọi là bi kịch mà những Facebook như Sokna Nguyen và hàng loạt các trang chống phá như Việt Tân, Nhật kí Yêu nước, Tiếng Dân… rêu rao là gì? Là việc 5 nam thanh niên phải đi bộ từ tâm dịch Đà Nẵng về Nghệ An trong bối cảnh nơi đây đang là tâm dịch của cả nước? Là việc lực lượng chức năng ở Đèo Hải Vân, cho ăn uống ngủ nghỉ một đêm rồi đưa trở về lại Đà Nẵng? Hay là việc được người đồng hương giang tay đón nhận cho tá túc đến khi hết giãn cách xã hội?

Mặc dù, chưa xác thực được nội dung câu chuyện, thế nhưng cứ cho là đúng thì trường hợp này tôi vẫn nghĩ 5 anh thanh niên đáng trách hơn đáng thương. Trong bối cảnh, điểm dịch mới xuất hiện ở Đà Nẵng, đang lây ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, thì việc cách ly xã hội là cần thiết để tìm ra nguồn lây F0, cũng như khống chế được sự lây lan của dịch bệnh. Bởi mỗi người ở Đà Nẵng đi ra đều có nguy cơ là nguồn lây nhiễm. Và hành động trốn khỏi một nơi là tâm dịch đã thể hiện rất rõ sự vô trách nhiệm của 5 nam thanh niên này đối với cộng đồng. Đáng nói, thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 1.600 trường hợp người Nghệ An trốn khỏi Đà Nẵng. Các trường hợp này đều không tự giác khai báo mà do hàng xóm, chính quyền thôn xã nắm thông tin rồi yêu cầu đi lấy mẫu xét nghiệm. Vậy nên, tôi không đồng tình với việc lấy cái nghèo cái khổ ra để bao biện cho những hành vi vô trách nhiệm như thế này. Sẽ ra sao, nếu một điểm dịch mới xuất hiện ở Nghệ An? Bao nhiêu người dân nơi đây sẽ trở thành nạn nhân của sự vô ý thức này? Tôi ước mãi, giá như 5 anh thanh niên chủ động liên hệ với chính quyền địa phương, hoặc các đoàn thể để nhận sự trợ giúp, thì đâu đến nỗi phải tự đi về và rơi vào tình trạng “bơ vơ dưới chân đèo” như thế. Điều này vừa giải quyết được những nhu cầu của bản thân các anh về mưu sinh, lại vừa đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh cũng như trách nhiệm trong cộng đồng.

Điều đáng nói, câu chuyện chỉ có thế, nhưng những gì lan truyền từ các trang mạng chống phá lại biến nó trở thành một bi kịch đáng thương. Mà thực ra, những kẻ lan truyền, dựng lên “tấn bi kịch” này nào có thương xót gì cho 5 thanh niên Nghệ An. Bởi chỉ có lực lượng chức năng ở Huế và người đồng hương mới giang tay giúp đỡ họ. Còn những kẻ luôn leo lẻo đạo đức kia thì mượn câu chuyện này thành cái cớ để lu loa, rêu rao, phủ sạch những nỗ lực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh của Việt Nam. Chúng vờ như đồng cảm với người dân, đứng về phía người dân để rồi từ đó cổ xúy kích động họ bạo loạn. Những bài học ở Formosa Vũng Áng, Bình Dương vẫn còn đó.

Và cái bi kịch thực sự mà chúng muốn hướng tới là khiến người dân mất lòng tin vào chính quyền, chứ không phải là ở 5 thanh niên người Nghệ An kia!

Thu An


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây