Trang chủ Chính trị Vị Đại tướng 3 lần trả lại nhà công vụ

Vị Đại tướng 3 lần trả lại nhà công vụ

105
0

Trong một lần gặp gỡ với một số tướng lĩnh Việt Nam, cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã chủ động tiến đến bắt tay Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi Chủ tịch quay sang tươi cười nói với mọi người: “Đây có phải là vị tướng đánh giặc hay nhất Việt Nam?”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đứng cạnh đã tiếp lời Chủ tịch: “Đúng, đây là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”. Thế nhưng: Vị đại tướng thân trải trăm trận đó lại 3 lần trả lại cho Nhà nước căn biệt thự được cấp, từ chối cuộc sống sang trọng ở các biệt thự, quay về sống giản tiện cho đến cuối đời.

Vị Đại tướng 3 lần trả lại nhà công vụ

Sau ngày đại thắng mùa Xuân 1975, anh em đồng đội chạy đôn đáo khắp nơi tìm những ngôi biệt thự sang trọng của giới chóp bu lãnh đạo chế độ Sài Gòn cũ để cho ông ở. Song, ông đều lắc đầu từ chối. Sau này, ông đồng ý về ở căn nhà số 2, đường Cửu Long, (cư xá gần sân bay) mặt tiền đường Trường Sơn, Tân Bình ngày nay có diện tích khoảng 30m2.

Thấy ông ở chật hẹp, bất tiện trong khi nhà ở bỏ hoang tàn khắp nơi sau chiến tranh. Thế là nhân cơ hội ông ra Hà Nội họp, anh em ở Quân đoàn 4 cho xe Zeep đến nhà dọn hết đồ đạc, vật dụng cá nhân của ông “dời” đến biệt thự số 195, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đường Công Lý cũ), Quận 3 định dành cho ông một bất ngờ. Họp xong trở về, ông đành chấp nhận “sự đã rồi” dù không hài lòng và luôn có ý trả lại nhà.

Một hôm, ông điện thoại báo tin cho mọi người biết, ông quay lại sống ở nhà số 2 đường Cửu Long. Còn ngôi biệt thự ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rộng thênh thang ông xin giao lại cho đồng chí Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP để có điều kiện lo cho thương bệnh binh.

Ông Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Chính ông là người chỉ huy đánh sập cứ điểm Him Lam bắt sống tướng De Castries. Cũng chính cánh quân phía đông của ông tiến như thần tốc vũ bão đánh qụy Huế, Đà Nẵng trong 3 ngày, tiến quân thần tốc bắt sống nội các Dương Văn Minh.

Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất. Trong chiến tranh chống Pháp, tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Việt Bắc, Sông Thao, Biên giới, Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào và Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Trong chiến tranh chống Mỹ, tên tuổi ông gắn liền với những chiến dịch như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972… Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, “trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung”. Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là “người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết”. Cũng chính Đại Tướng Võ Nguyên Giap sau này từng viết trong hồi ký của mình “Năm 1972 ta không có kinh nghiệm, công binh không mở đường kịp khiến hậu cần cũng như đại quân có thắng cũng không thể đánh theo hành tiến, rút kinh nghiệm đó năm 1975 công binh ở Tây Nguyên đã làm đường lớn cho xe tăng đại pháo trước khi chiến dịch mở màn”. Thắng lợi Quảng Trị đã góp phần không nhỏ việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam. Năm 1975 ông là tư lệnh cánh quân Đông và cánh quân này đã bắt sống nội các VNCH, đánh dấu kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Năm 1978, dưới sự chỉ huy của tư lệnh Lê Trọng Tấn, cánh quân Việt Nam đã đánh bại đại quân xâm lược Khơme Đỏ ở Tây Nam chỉ với 2 tuần. Đà tiến quân thần tốc như vũ bão làm kinh ngạc giới quân sự thế giới, đánh quỵ 21 sư đoàn Khơ Me đỏ cứu nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng.

Cả cuộc đời của ông gắn liền với chiến trận, với cuộc chiến trường kì đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Ngoài 70 tuổi ông vẫn khoác áo ra trận. Tướng Giáp từng nói “Nơi đâu có mặt cậu Tấn là yên tâm tới 50%. Vị tướng có thể xoay chuyển cục diện chiến trường có lợi cho phía ta”. Ông được bạn bè các nước anh em phong cho là “Zukov của Việt Nam”. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, cánh quân của ông đã đập tan cánh cửa Đà Nẵng mở đường cho đại quân ta tiến vào trong ba ngày, trong khi đó ngụy quyền nơi đây còn hơn 100 ngàn quân. 70 tuổi, lúc đó đã là Tổng tham mưu trưởng, ông vẫn đích thân ra thị sát chiến trường biên giới. Có người còn bảo “Hình như ông sinh ra giành cho các trận đánh” .

Trong một trận đánh bảo vệ biên giới, ta không thành công. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhiều ý kiến và phê phán khá gay gắt về trận đánh này. Thủ tướng chất vấn: “Trách nhiệm này thuộc về ai?”. Dù không chỉ huy trực tiếp nhưng trước thất bại của trận đánh và sự hy sinh của chiến sĩ, Đại tướng Lê Trọng Tấn vẫn đứng lên trả lời: “Thưa anh, trách nhiệm thuộc về tôi – Tổng tham mưu trưởng”. Một hành động, một tấm gương của một vị tướng dày dạn trận mạc, lừng lẫy chiến công nhưng sẵn sàng dám chịu trách nhiệm, nhận lỗi cho cấp dưới khiến mọi người càng tin yêu, khâm phục.

Ngày 5/12/1986, đại tướng Lê Trọng Tấn đột ngột qua đời để lại sự bàng hoàng tiếc thương cho toàn quân toàn dân. Từ lúc ra đi đánh giặc đến lúc rời cõi tạm, bản thân ông vẫn chưa hề có một căn nhà riêng không một của cải để lại cho riêng mình. Nhưng ông đã để lại cho đất nước dân tộc một đức tính bình dị cao cả của một vị tướng. Để lại cho đất nước những chiến công hiến hách thoát khỏi khỏi nô lệ

T.H


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây