Mới đây, ông Phạm Quý Thọ có bài viết tựa đề “Đại hội 13: Dịch covid 19 tái phát bộc lộ rõ năng lực yếu kém của chính quyền địa phương”, trong đó tập trung phê phán năng lực phòng, chống Covid của nhiều tỉnh thành nói riêng và cả nước nói chung cũng như lèo lái sang chuyện chính trị, phê bình “độc đoán” của Việt Nam và bỉ bôi chuyện công tác cán bộ trước thềm Đại hội 13.
Đọc bài viết của ông Thọ, tôi có nhiều điểm không đồng tình nên muốn trao đổi với ông mấy lời. Trước hết về câu chuyện năng lực phòng chống Covid,ông phê phán “từ đầu tháng 4 ‘tâm thế sẵn sàng’ đã suy giảm khi tâm lý sớm thoả mãn dẫn đến ‘chủ quan’ với bệnh dịch. Biểu hiện rõ rệt là sự tuyên truyền thiên về ‘thành tích’ sự kiểm soát nguồn lây và không có trường hợp tử vong. Bởi vậy, khi dịch tái bùng phát ở Đà Nẵng, chính quyền địa phương đã tỏ ra ‘bị động’. Lây nhiễm cộng đồng, không xác định được nguồn gốc, chủng virus biến thể mới nguy hiểm và lây lan nhanh sang các địa phương khác, khiến số ca nhiễm tăng nhanh với nhiều trường hợp tử vong…. “
Tôi cho rằng ông đã quá lời phê phán một chiều trong câu chuyện phòng chống Covid lần này. Trong hoàn cành dịch Covid 19 vẫn đang hoành hoành dữ dội trên khắp thế giới thì việc Việt Nam phải đương đầu với làn sóng Covid thứ hai là điều đã được dự báo từ trước nhất là trong bối cảnh chúng ta thực hiện chính sách nhân đạo, đưa rất nhiều người Việt ở nước ngoài về và chúng ta có đường biên giới quá dài với nhiều nước, kéo theo nguy cơ xâm nhập nguồ bệnh từ bên ngoài vào.
Chúng ta không chủ quan nhưng mọi thứ đều có thể diễn ra. Trong bối cảnh phức tạp, chúng ta không xác định được FO nhưng khi dịch quay lại, chúng ta đã ngay lập tức ứng phó với các kịch bản, việc làm nhanh nhất có thể. Cả nước hướng về và chung tay cùng Đà Nẵng. Đặt trong bối cảnh nhiều nước khi làn sóng Covid thứ hai quay lại, con số lây nhiễm lên đến hàng chục nghìn ca mỗi ngày kéo theo không ít người tử vong. Còn Việt Nam, mặc dù con số lây nhiễm đã cao hơn đợt 1 nhưng chúng ta vẫn kiểm soát tốt ở con số chục. Những người tử vong đều là những người cơ bản tuổi cao, có bệnh lý nền nặng.
Chưa hết, ông Thọ còn cho rằng cách thức chống dịch của chúng ta là “độc đoán”. Ông viết “Kích hoạt ‘tình trạng thời chiến’ để đối phó với dịch COVID-19 có thể ‘xa lạ’ với một số quốc gia dân chủ, nhưng được coi là phù hợp với chế độ ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi đại dịch lây lan trên diện rộng chức năng độc đoán bị ‘rối loạn’, và ‘nghẽn thể chế ‘đã xảy ra khi chính quyền địa phương đã ‘lúng túng’. Tôi không hiểu ý đồ ông viết thế này nhằm mục đích gì?
Phải chăng ông đang phê phán cách chống dịch, cách vận hành của chúng ta là độc đoán, là xa lạ với các nước “dân chủ”, thế tức Việt Nam là không dân chủ??? Nhưng thưa ông ở các xứ “dân chủ” như Mỹ, Anh… dân nó còn chết đầy ra vì Covid và nước đấy vẫn đang phải ngưỡng mộ cách chống dịch của Việt Nam đấy. Tệ hại hơn, ông còn cho rằng niềm tin chính trị bị bất ổn với việc các nơi vẫn tiến hành Đại hội, với việc công tác cán bộ được làm liên tục để Trung ương kiểm soát quyền lực địa phương…
Tôi nghĩ viết ra những dòng này đủ thấy ý đồ chính trị không tốt của ông khi ông viết bài này và đăng trên RFA. Đại hội Đảng mà ông cho rằng là bất ổn, là khủng hoảng niềm tin thì đủ biết trong thâm tâm ông đang nghĩ gì, muốn cái gì, xuyên tạc cái gì???
Mang danh tiến sĩ, đừng quay lưng với đất nước vội, anh Thọ ah.
Viễn
Nguồn: Dân quyền