Trang chủ Luận bàn - Phản biện Về lời xin lỗi của ban Tổ chức Hội nghị

Về lời xin lỗi của ban Tổ chức Hội nghị

175
0

Một hành động đẹp đẽ, văn minh vừa bị một số người mượn danh “hoạt động Dân chủ” để chống phá nhà nước, thi nhau nhục mạ, rỉa rói không tiếc thương.

Về lời xin lỗi của ban Tổ chức Hội nghị

Chuyện là thế này, tại Hội nghị “Gặp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ” nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng vừa qua, Ban Tổ chức Hội nghị đã có sai sót trong việc chuẩn bị thông tin, tư liệu về nhân thân một số văn nghệ sỹ để xây dựng dự thảo Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc gặp của Thủ tướng với đại biểu dự Hội nghị ngày 30/7/2020. Đây là những sai sót không đáng có, khiến dư luận hiểu lầm. 

Ngay sau khi phát hiện những sai sót này, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có thông báo công khai xin lỗi tới Thủ tướng, các văn nghệ sĩ và thân nhân, với bạn đọc về sai sót trên. Thông báo này được công khai, rộng rãi trên các báo giấy và báo điện tử. Nguyên văn như sau:

“LỜI XIN LỖI

Tại Hội nghị “Gặp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ” nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng vừa qua, Ban Tổ chức Hội nghị đã có sai sót trong việc chuẩn bị thông tin, tư liệu về nhân thân một số văn nghệ sỹ để xây dựng dự thảo Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc gặp của Thủ tướng với đại biểu dự Hội nghị ngày 30/7/2020.

Ban Tổ chức Hội nghị chân thành nhận lỗi với Thủ tướng Chính phủ, với các văn nghệ sỹ và thân nhân, với bạn đọc về sai sót trên.

BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ”

Chúng ta thấy gì từ Lời xin lỗi nói trên?

Trước hết phải thừa nhận rằng, Ban Tổ chức hội nghị được giao chuẩn bị bài phát biểu cho Thủ tướng đã chưa làm tròn chức trách nhiệm vụ của mình. Ban Biên tập đã không thận trọng trong duyệt nội dung của bài viết, để vào đó những hạt sạn rất lớn, đó là đoạn nói về ông Nguyên Ngọc – một kẻ trở cờ đáng khinh bỉ. 

Ở đây, Ban biên tập đã cẩu thả tới mức để ông Nguyên Ngọc là “một nhà văn lỗi lạc hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ” trong khi ông vẫn đang sống vất vưởng trong thời gian qua. Nhưng thực tế, sau những hào quang của Rừng Xà Nu, của Đất nước đứng lên… Nguyên Ngọc đã đánh mất mình, thoái hóa, biến chất, phản bội lại lợi ích dân tộc và trở thành một trong những kẻ “trở cờ” với nhiều hoạt động vi phạm pháp luật. Nhiều bạn đọc, viết rằng, Nguyên Ngọc của Đất nước đứng lên đã chết từ lâu. Sẽ không khó để tìm ra hàng trăm, hàng ngàn bài viết phản ánh thái độ bất kham của Nguyên Ngọc ở trên mạng khi đi ngược lại lợi ích dân tộc.

Đây là sai sót lớn nhất của bài viết.

Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện ra những sai sót trên, Ban Tổ chức Hội nghị đã nhanh chóng công khai lên tiếng xin lỗi Thủ tướng Chính phủ và các nhà khoa học, trí thức và văn nghệ sĩ chân chính trên các phương tiện thông tin đại chúng. Động thái này cho thấy Ban Tuyên giáo Trung ương đã nghiêm túc nhìn nhận sự việc là có sai sót, và quan trọng hơn là khi thấy có sai sót thì họ đã xin lỗi và bằng mọi cách để lời xin lỗi ấy đến được với công chúng. 

Đây chính là cách cư xử văn minh của một cơ quan tầm Trung ương đối với khán thính giả thuộc đủ các thành phần trong xã hội.

Thật tiếc là Ban tổ chức đã để sai sót đó trong một bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ, nhưng đáng tiếc hơn là một số người lại vin vào cái sai sót ấy để rủa xả chế độ, thậm chí có kẻ còn lấy ngay cả Lời xin lỗi ấy để tấn công cá nhân anh Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng.

Fbker Phùng Hoài Ngọc cho đó là “lời xin lỗi muộn màng” và “bới lông tìm vết” bằng cách vạch ra những cái gọi là “lỗi chính tả” như Trạng ngữ, Vị ngữ, Cú pháp, In hoa, Lỗi văn bản… để kết luận rằng anh Thưởng là người không có trình độ gì, đi lên nhờ chống lưng…

Fbker Man Nguyễn thì bực tức vì Nguyên Ngọc không được coi là nhà văn chân chính, không phải là nhà văn lỗi lạc, không đáng được vinh danh… nên hằn học quy chụp rằng “Chính đảng viên đảng CSVN đã lựa chọn, bổ nhiệm và chống lưng cho tất cả bọn tồi bại, hại dân hại nước”.

Trong khi đó, Fbker Nguyễn Đình Ngọc (Nguyễn Ngọc Già) thì viết: 

“Việc xin lỗi mang tính lấp liếm, làm người đọc không hiểu, nếu không dõi theo thời cuộc liên tục.

Số là, trong cuộc gặp mặt truyền thống nói trên – diễn văn do Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đọc – đã đưa ra những cái tên thuộc giới văn nghệ sĩ Việt Cộng đã ngã xuống trên “đường tôi đi dài theo đất nước” (nhạc Vũ Trọng Hối) vô Sài Gòn, mà (nhấn mạnh) những cái tên đó, có những người vẫn sống sót sau 1975 và nhận nhiều giải thưởng của Việt Cộng, sau đó mới chết.

Tuy nhiên, tại diễn văn nói trên, ông Nguyễn Trung Thành bị coi là đã chết, trong khi ông ta vẫn sống sờ sờ hiện nay. Ông Nguyễn Trung Thành có tên thật Nguyễn Văn Báu và bút danh Nguyên Ngọc, còn bí danh Nguyễn Trung Thành (được ông Báu dùng vào năm 1962 khi trở lại miền Nam ở khu Năm)…”.

Thật ra, gần như tất cả những ai chỉ cần “đọc thông viết thạo” đều có thể hiểu được rằng, Lời xin lỗi của Ban Tổ chức Hội nghị là thể hiện thái độ hối lỗi, cầu thị và là hành động văn minh cần được khuyến khích thay vì dùng nó để tấn công chế độ hay cá nhân. Không thể lấy sai sót của một cá nhân để quy chụp cho cả một đội ngũ đông đảo những người làm công tác tuyên giáo, càng không thể quy chụp cho đó là lỗi của thể chế chính trị.

Phát biểu của Nguyễn Đình Ngọc, Man Nguyễn, Phùng Hoài Ngọc hay những kẻ bất lương khác thể hiện thái độ hằn học nhưng bất lực trước những thành công của chế độ và nó cũng sẽ bị người đọc nhận diện phỉ nhổ.

Khoai@

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây