Trang chủ Luận bàn - Phản biện RSF tiếp tục bảo kê cho tội phạm

RSF tiếp tục bảo kê cho tội phạm

183
0

Nối dài chuỗi “thành tích bất hảo”, mới đây, thông qua một vài trang mạng nước ngoài, tổ Chức Phóng viên Không Biên Giới – RSF lại đưa ra những lời kêu gọi vô lý, thể hiện rõ “chiêu trò” can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Vào ngày 3/8/2020, RSF đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Ngô Văn Dũng, người được xem là “một nhà báo tự do và là thành viên của nhóm cổ xúy cho tự do báo chí trong nước” bị Tòa án tại TP.HCM hôm 31/7 vừa qua tuyên phạt 5 năm tù giam và 2 năm quản chế về tội “phá rối an ninh” theo Điều 118 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Lý do mà RSF đưa ra lời kêu gọi nêu trên là vì bản cáo trạng “thiếu cơ sở” và nhóm có tên “Hiến pháp” mà Ngô Văn Dũng là thành viên tham gia chỉ là “một mạng lưới các phóng viên và những nhà hoạt động kêu gọi việc thực thi Điều 25 trong Hiến Pháp Việt Nam về quyền tự do báo chí”.

Trưởng Văn Phòng Châu Á – Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, được dẫn lời trong thông cáo báo chí đã xảo biện rằng “Tội duy nhất của ông Ngô Văn Dũng là chỉ ra cho mọi người thấy việc xem thường Hiến pháp Việt Nam của lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay. Bản án 5 năm tù dành cho ông Dũng dựa trên những cáo buộc ngụy tạo chứng tỏ một nền công lý xấu xa của Việt Nam. Ông Dũng không thể bị bỏ tù và phải trả tự do cho ông ta.”

RSF tiếp tục bảo kê cho tội phạm

Đối tượng Ngô Văn Dũng (Ảnh Internet)

Theo hồ sơ vụ án, Ngô Văn Dũng cùng các đối tượng khác trong vụ án gồm Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Đỗ Thế Hóa, Hồ Đình Cương,  Trần Thanh Phương, Đoàn Thị Hồng và Lê Quý Lộc là những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền. Các bị cáo này lại thường xuyên tiếp xúc với các thông tin trên có nội dung xấu trên mạng xã hội, đã chia sẻ các video về Facebook cá nhân để kêu gọi, kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình.

Các đối tượng trên đã tham gia một nhóm kín có tên là “Hiến Pháp”. Đây là nhóm chuyên phổ biến những cách hiểu sai lệch về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,… được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhóm này hoạt động với mục đích lôi kéo, kêu gọi người dân tham gia biểu tình.

Ngày 10/6/2018, Hạnh cùng các thành viên của nhóm “Hiến Pháp” tham gia biểu tình tại trung tâm Quận 1. Đầu tháng 8/2018, Hạnh nghe lời kêu gọi của một số đối tượng chống đối chính trị ở nước ngoài thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội. Hạnh đã chia sẻ trang Facebook cá nhân của mình với 81 video có nội dung kêu gọi người dân xuống đường tham gia tổng biểu tình vào ngày 4/9/2018.

Ngày 25/8/2018, Hạnh đã tổ chức cuộc họp với các thành viên để bàn bạc kế hoạch tổ chức biểu tình – theo chỉ dẫn của một nhóm người ở nước ngoài. Hạnh còn nhận và phân phát hung khí là 66 cây roi điện tự chế cho các thành viên tham gia nhằm mục đích sử dụng để chống trả lực lượng chức năng khi bị trấn áp, gây ra cảnh bạo loạn như kế hoạch mà các đối tượng chống đối chính trị ở nước ngoài yêu cầu. Tại cuộc họp này, Hồ Đình Cương đã làm ra 4 vòng xoắn có đầu nhọn và hướng dẫn các thành viên khi tham gia biểu tình thì đeo vào ngón tay, hướng đầu nhọn ra ngoài làm hung khí để chống trả lực lượng chức năng nếu bị trấn áp.

Ngày 31/8/2018, Vang đã tổ chức cuộc họp để thống nhất lại kế hoạch đã bàn bạc ở cuộc họp trước đó và phân công nhiệm vụ cụ thể. Cuộc họp có sự tham gia của Hạnh, Hóa, Cương, Dũng và Lộc . Ngoài ra, Vang còn chia sẻ về trang Facebook cá nhân 21 video có nội dung kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình.

Tuy nhiên, hành vi của các bị cáo đã bị các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Quá trình điều tra, các bị cáo thừa nhận đã nhận tiền tài trợ của các đối tượng chống đối chính trị ở nước ngoài để làm kinh phí hoạt động, trong đó Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nhận tổng cộng 400 USD, Hồ Đình Cương nhận tổng cộng 800 USD, Trần Thanh Phương nhận tổng cộng 200 USD…

Như vậy có thể thấy rõ, Ngô Văn Dũng cùng các đối tượng khác trong vụ án đã lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội để đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiến hành biểu tình, gây rối ANTT… . Do đó, việc cơ quan thực thi pháp luật khởi tố, bắt tạm giam đối với Ngô Văn Dũng cùng các đối tượng khác trong vụ án để điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Thực ra, đây không phải lần đầu tiên RSF can thiệp, bảo kê, kêu gọi trả tự do cho những đối tượng vi phạm pháp luật. Và đó vẫn chỉ là những chiêu trò “đánh lận con đen”, gian dối và vu cáo như cũ. Đây dường như là tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức này. Vì vậy, những phát biểu, lên tiếng chỉ trích hay đưa ra các yêu sách ngang ngược của RSF chỉ là những kêu lạc điệu và vô căn cứ./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây