Trang chủ Đấu trường dân chủ Sự thật về ‘nạn nhân Khánh Ly’ bị công an Can Lộc...

Sự thật về ‘nạn nhân Khánh Ly’ bị công an Can Lộc đánh đập phải đi cấp cứu

257
0

Mấy ngày qua, chính trong làng đấu tranh dân chủ bán tin, bán nghi và tự bóc trần kẻ mang danh Sơn Phêrô và nạn nhân Khanh Ly (tên tài khoản trên facebook) đều chỉ là một người và trắng trợn bịa đặt ‘câu chuyện bị công an Can Lộc, Hà Tĩnh’ đánh đập để câu tiền từ hải ngoại.

Facebook có tên Moc Lan thậm chí là Lê Mỹ Hạnh (đang trốn tị nạn ở Thái Lan) đã nghi ngờ về chiêu dựng kịch bản để ‘xin tiền’ ủng hộ, nhất là cộng đồng người Việt ở Hải ngoại. Theo đó, nhóm những kẻ đấu tranh dân chủ này đi tìm sự thật bằng chính hình ảnh kèm bài viết mà người có tên tài khoản Sơn Phêrô đăng tải trên facebook.

Sự thật về 'nạn nhân Khánh Ly' bị công an Can Lộc đánh đập phải đi cấp cứu

Bức ảnh cùng bài viết mà Sơn Phêrô tung lên mạng để vu cáo và xin tiền ủng hộ xuất hiện trên mạng xã hội vào ngày 20/7/2020

Theo như tài khoản Sơn Phêrô đăng bài viết cùng hình ảnh (ảnh trên) để khẳng định rằng nạn nhân đang cấp cứu (trong ảnh) là người có tên Khánh Ly. Lí do Khánh Ly bị cấp cứu là do Công an huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh triệu tập lên, đánh đập…

Tuy nhiên, 2 bức ảnh mà Sơn Phêrô đưa ra để ‘chứng minh’ nạn nhân Khanh Ly đang cấp cứu lại là hai bức ảnh khác nhau cả về thời gian và địa điểm.

Bức hình đầu tiên chụp một thanh niên đứng trước cửa ‘phòng mổ hồi sức’ lại thuộc về hình ảnh của Bệnh viện Thống nhất TP Hồ Chí Minh. Hình ảnh này của Báo Người lao động đăng tải ngày 06/01/2020 về vụ việc “Gây gổ với chồng “xỉn”, vợ bị đâm thủng bụng bằng vỏ chai bia” và nạn nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Thống nhất không hề liên quan đến địa điểm cũng như nạn nhân vụ việc mà Sơn Phêrô đưa ra (ảnh dưới).

Sự thật về 'nạn nhân Khánh Ly' bị công an Can Lộc đánh đập phải đi cấp cứu

Bức ảnh thứ nhất là của báo Người lao động đăng tải về một vụ việc xảy ra  và cấp cứu tại Bệnh viện Thống nhất cũng được Sơn Phêrô sử dụng để đưa vào bài viết của mình trên mạng xã hội

Bức hình thứ 2, Sơn Phêrô đưa ra cùng bài viết là nạn nhân đang cấp cứu và Sơn Phêrô cho rằng nạn nhân đang cấp cứu trong ảnh chính là Khanh Ly nhưng thực chất lại là hình ảnh của một bài viết đăng tải trên báo Thừa Thiên Huế từ ngày 04/8/2015 (ảnh dưới).

Sự thật về 'nạn nhân Khánh Ly' bị công an Can Lộc đánh đập phải đi cấp cứu

Bức ảnh thứ hai là của báo Thừa Thiên Huế đăng tải cùng bài viết từ ngày 04/8/2015 cũng được Sơn Phêrô sử dụng để đưa vào bài viết của mình trên mạng xã hội

Khi Lê Thị Mỹ Hạnh nghi ngờ và chứng minh rằng bức ảnh do Sơn Phêrô đưa ra là giả tạo thì lúc này Nguyễn Lân Thắng cũng bắt đầu ngờ ngợ về đối tượng Sơn Phêrô. Thắng thừa nhận đã từng like bài viết của Sơn Phêrô nhưng chưa hề chia sẻ bất kỳ tin nào của Sơn Phêrô đưa lên.

Cùng ngày hôm nay (22/7/2020), cơ quan Công an Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh phát đi thông báo truy tìm đối tượng tung tin sai sự thật về vụ việc ‘Khanh Ly’ bị cơ quan công an này triệu tập, đánh đập,…

Thượng tá Dương Anh Hùng – Phó Trưởng Công an huyện Can Lộc cung cấp thông tin, khoảng 13h30 ngày 20/7, trên tài khoản Facebook “Sy Tin Tran” đã đăng tải dòng thông tin về cô gái tên Khánh Ly (facebook Ly Khanh), quê quán huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã lên đồn công an do liên quan đến các vấn đề đăng tải trên mạng, sau đó về nhà và mất tích.

Thượng tá Hùng cho hay, với những dòng thông tin sai sự thật, chủ tài khoản facebook “Sy Tin Tran” đã cố ý để người đọc hiểu sai, gán ghép lực lượng chức năng vào tình huống không có thực trên địa bàn.

Sau khi chủ tài khoản Facebook “Sy Tin Tran” đăng tải những thông tin trên thì đồng loạt một số tài khoản khác như Nông Dân TV, Sơn Phêrô… nhanh chóng đăng lại, thậm chí còn vu khống Công an huyện Can Lộc đánh đập cô gái có tên Khánh Ly.

Sự thật về 'nạn nhân Khánh Ly' bị công an Can Lộc đánh đập phải đi cấp cứu

Những thông tin bịa đặt của tài khoản facebook “Sy Tin Tran” được một số đối tượng xâu dẫn lại gây bức xúc tại địa phương.

Thượng tá Dương Anh Hùng bác thông tin thất thiệt nêu trên, khẳng định thời gian qua Công an huyện Can Lộc cũng như công an các xã, thị trấn trên địa bàn không triệu tập một trường hợp nào liên quan đến an ninh mạng và cũng không làm việc với cô gái nào tên là Khánh Ly.

Công an huyện cũng đã xác minh trên địa bàn không có cô gái nào tên Khánh Ly như trên Facebook “Sy Tin Tran” đăng tin.

Thượng tá Hùng khẳng định, những nội dung facebook “Sy Tin Tran” đưa tin là xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ lực lượng Công an huyện Can Lộc. Đây là những thông tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự ngành công an.

“Hiện chúng tôi đang tập trung phối hợp các ngành chức năng xác minh, điều tra chủ tài khoản facebook có tên “Sy Tin Tran” để có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Bước đầu chúng tôi đã nắm được một số thông tin liên quan chủ tài khoản facebook này, trong đó người này không sống tại địa bàn huyện Can Lộc”, Thượng tá Hùng cho biết.

Rõ ràng, những kẻ khoác áo đấu tranh dân chủ này đã có hai chủ đích rõ ràng:

Thứ nhất, tung tin giả, hình ảnh giả để vu cáo cơ quan công an mà trực tiếp là công an huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Chiêu trò này chúng ta vẫn thường thấy ở những kẻ khoác áo đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội. Không biết họ bị ai đánh, ngã ở đâu,… đều vu vạ cho công an và nhất là những thông tin thêu rệt là công an chìm, công an mật .

Thứ hai, tạo dựng kịch bản ‘thảm thương’ nhất là nạn nhân do chế độ, do chính quyền, do công an bắt giữ, đánh đập,… thậm chí giả chết ‘như vụ Hứa Hoàng Anh’ để xin tiền ủng hộ. Nguồn tiền ủng hộ này, từ các quỹ mang danh ‘đấu tranh dân chủ’ ở trong nước hoặc bà con Việt kiều, nhất là những người vẫn nuôi mộng ‘hận thù dân tộc’. Do ‘dễ xin tiền ủng hộ’ nên các nhà đấu tranh dân chủ mọc lên như nấm và nhiều vở kịch ‘đau thương’ được vẽ lên cùng những hình ảnh ‘lấy trên mạng xã hội’ để tạo bi kịch xin tiền.

Hiện cơ quan công an đang điều tra, làm rõ chân tướng của kẻ tung tin này. Đấu trường dân chủ sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Hải Anh

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây