Trang chủ Luận bàn - Phản biện Ở đâu cái thói cắt xén câu chữ như thế?

Ở đâu cái thói cắt xén câu chữ như thế?

214
0

Ở đâu cái thói cắt xén câu chữ như thế?Khó có thể trách các chính trị gia, các chủ doanh nghiệp hay người dân luôn “sợ báo hơn sợ cọp” vì nhiều lẽ, trong đó có chuyện khi không ưa thì câu nói của họ có thể bị cắt cúp làm biến dạng ngữ nghĩa. Chỉ bằng xảo thuật ngôn từ, bằng cách bớt xén… phóng viên có thể biến anh hùng thành tội đồ, biến một người bình thường thành tâm điểm để dư luận ném đá chỉ trong vòng một nốt nhạc.

Tôi mới đọc bài “Bạch hầu bùng phát, Thứ trưởng Bộ Y tế: Đổ lỗi cho dân là chưa thỏa đáng” trên báo Tiền Phong, đăng vào sáng 22/7 vừa qua [xem tại đây] và thấy đây là bài có hiện tượng cắt xén câu chữ, có ý chĩa mũi dùi vào ông Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Hà Văn Hùng. Xa hơn là mượn ý kiến đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn để “đánh” vào uy tín của ông Hùng. 

Trích 1:

“Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao công tác phòng chống dịch bạch hầu của ngành y tế Đắk Lắk, trong đó có Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. “Chúng tôi nhận thấy dịch bạch hầu ở Tây Nguyên là mối quan ngại rất lớn, khi đánh giá tỷ lệ miễn dịch rất thấp trong cộng đồng ở khu vực đang lây nhiễm. Trong đó có tâm lý không muốn chích ngừa từ người dân, hoặc từ cán bộ y tế”, ông Sơn nói”.

Câu trả lời của ông Hà Văn Hùng có nghĩa rằng, tỷ lệ miễn dịch với bạch hầu trong cộng đồng rất thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ phía người dân mà cụ thể là “tâm lý không muốn chích ngừa từ người dân hoặc từ cán bộ y tế”. 

Câu trả lời này là đúng, phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương, nhất là địa phương vùng Tây Nguyên.

Ở đâu cái thói cắt xén câu chữ như thế?Trích 2:

“Trước câu hỏi của phóng viên Tiền Phong, có phải “để dịch bạch hầu bùng phát, lỗi do người dân” (theo lời của ông Hà Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông), Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trả lời rằng, nói vậy là chưa thỏa đáng. “Dịch bệnh bùng phát không chỉ có trách nhiệm của cộng đồng mà của cả những đơn vị có trách nhiệm. Đặc biệt là ngành y tế, có vai trò đưa ra các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Còn trách nhiệm của ngành y tế tới mức nào cần đánh giá lại. Qua công tác kiểm tra dịch bệnh, việc đầu tiên cần phải tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức về tiêm chủng. Muốn làm được điều này, cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp”, ông Sơn nói”.

Trong đoạn này, phóng viên đã cắt câu chữ, làm méo mó ngữ nghĩa trong câu trả lời của ông Hà Văn Hùng. Từ câu “khi đánh giá tỷ lệ miễn dịch rất thấp trong cộng đồng ở khu vực đang lây nhiễm. Trong đó có tâm lý không muốn chích ngừa từ người dân, hoặc từ cán bộ y tế” đã biến thành câu “để dịch bạch hầu bùng phát, lỗi do người dân”.

Anh phóng viên đã có sự nhầm lẫn giữa “nguyên nhân dẫn đến dịch bạch hầu bùng phát” và “nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ miễn dịch thấp”. Đây là 2 vấn đề khác nhau dù có liên quan. Ở đây, ông Hùng chỉ lý giải “nguyên nhân tỷ lệ miễn dịch với bạch hầu thấp” chứ không nói “nguyên nhân bùng phát bạch hầu”.

Những ai có khả năng đọc hiểu thì đều biết, ông Hà Văn Hùng không hề nói “để dịch bạch hầu bùng phát, lỗi do người dân”. ”Câu này là sự bịa đặt trắng trợn của anh phóng viên. Các bạn có thể đọc lại bài theo link dẫn ở khổ đầu của bài viết này. Với cách nhét chữ vào mồm người khác như thế này thì phản ứng của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn là đúng và người đọc chửi rủa anh Phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Hà Văn Hùng là đúng.

Thế mới thấy, khi nhà báo kém về năng lực chuyên môn, yếu kém về tư tưởng, đạo đức thì hậu quả gây ra đối với xã hội nó khủng khiếp như thế nào. Viết như thế chả trách dân cứ phải tránh như tránh hủi. 

Tôi cho rằng ban Thư ký, Ban Biên tập cũng có lỗi trong vụ việc cụ thể này. Tôi không hiểu ở đâu lại nảy nòi ra cái thói cắt xén câu chữ như thế?

Cuteo@

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây