Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vụ án Ôn Như Hầu và sự xuyên tạc của báo tiếng...

Vụ án Ôn Như Hầu và sự xuyên tạc của báo tiếng dân

669
0

Vụ án phố Ôn Như Hầu là vụ án xảy ra tại Hà Nội năm 1946. Sở Công an Bắc Bộ điều tra và thu thập được nhiều chứng cứ, bao gồm các vũ khí, xác chết và phòng tra tấn tại trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng, chứng tỏ tổ chức này âm mưu đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đó đã lập Chuyên án số 7 phố Ôn Như Hầu phá vỡ âm mưu này. Đây là chuyên án thể hiện đỉnh cao trí tuệ của lực lượng an ninh Việt Nam trong bảo vệ an ninh, trật tự Thủ đô Hà Nội nói riêng và hòa bình, ổn định của đất nước nói chung những ngày đầu dành độc lập. Nhiều tài liệu lịch sử đã được xác thực cho thấy bản chất phản động, cấu kết với ngoại bang của một số đối tượng cầm đầu Việt Nam Quốc dân Đảng âm mưu lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa hợp hiến, hợp pháp nhưng trong những ngày gần đây, có một số trang mạng đưa tin xuyên tạc về sự kiện lịch sử này, đặc biệt là tờ báo lề trái online Tiếng Dân với bài viết Vết nhơ của ngành công an và tư pháp Việt Nam đăng ngày 13/7/2020 của Dương Quốc Chính.

Vụ án Ôn Như Hầu và sự xuyên tạc của báo tiếng dân

Các đối tượng trong vụ án Ôn Như Hầu bị đưa ra xét xử (Ảnh: Internet)

Cụ thể, trên trang mạng này sử dụng những luận điệu như: “Nhưng ở thời điểm đó, ai hiểu lịch sử cũng biết rằng phe thân Tàu Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách) lại là phe chống Pháp kịch liệt, không ủng hộ Hiệp định Sơ bộ (hòa hoãn với Pháp). Ngược lại, chính người Pháp lại cũng rất muốn dẹp phe thân Tàu để loại bỏ mối liên hệ giữa Tàu Tưởng, xóa bỏ sự ảnh hưởng của TQ với VN, giành lại quyền cai trị tuyệt đối ở VN. Vì sự mâu thuẫn rất hợp logic đó, nên phe thân Tàu chống Pháp kịch liệt và ngược lại. Nếu nghiên cứu kỹ sử một cách khách quan, đa chiều, ta có thể thấy rằng CÓ THỂ QDĐ có kế hoạch đảo chính bằng cách ném đá giấu tay này thật. Nhưng họ không cấu kết, đồng lõa với người Pháp, do sự mâu thuẫn không thể thỏa hiệp đã phân tích bên trên.” để vu cáo lực lượng an ninh Việt Nam đã “…ngang nhiên đến bắt bớ tại số 7 – Ôn Như Hầu chỉ dựa vào một số lời khai, có người tố cáo QDĐ có âm mưu đảo chính. Dĩ nhiên việc này chả tuân theo một quy trình bắt bớ tố tụng tối thiểu nào. Ngang nhiên bắt rồi bỏ tù, rồi thủ tiêu ông Phan Kích Nam, tư lệnh đệ thất quân khu của QDĐ và các đồng chí của mình, dù ông Nam đang là đại biểu Quốc hội VNDCCH, có quyền bất khả xâm phạm. Sau khi bắt bớ xong xuôi, Việt Minh mới trưng ra các bằng chứng “phạm tội” của họ. Tức là bắt trước rồi lấy bằng chứng sau! Chuẩn bài công an xã nghĩa”. Trước hết, ta phải hiểu bối cảnh lịch sử Việt Nam thời điểm bấy giờ khi đất nước mới dành được độc lập, chính quyền thì non trẻ vậy mà lại phải chống đỡ thù trong, giặc ngoài, làm gì có đủ thời gian tích lũy cho ra cái gọi là quy trình tố tụng mà đám bồi bút Tiếng Dân đang rêu rao. Thứ hai, đối diện với nguy cơ mất chế độ ngay trước mắt như vậy nhất thiết phải có sự nhanh chóng trong việc xử lý chứ để chậm chân thì không biết có hậu quả gì sẽ xảy ra. Chỉ từng đó luận điểm đã cho thấy sự cần thiết và tính hợp lý của việc tổ chức triển khai Chuyên án này của lực lượng an ninh Việt Nam thời điểm đó.

Tuy nhiên, đi sâu bản chất của bài viết đăng trên trang Tiếng Dân thì không thể không có sự nghi ngờ về mục đích của nó. Chưa cần tìm hiểu sâu về những luận điểm xuyên tạc trong nội dung bài viết, chỉ qua thời điểm tung ra bài viết này đúng vào thời điểm kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12/7/1946- 12/7/2020 thì đã có thể kết luận ngay ý đồ mà trang Tiếng Dân định truyền tải thông qua bài viết nêu trên. Đó là chiêu trò quen thuộc không chỉ của tờ báo mạng này mà những trang mạng khác khi đất nước Việt Nam có sự kiện gì lớn về chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt là liên quan đến hai lực lượng là Công an và Quân đội thì chúng đồng loạt đăng tải những bài viết xuyên tạc nhằm hạ uy tín hai lực lượng này. Do đó, bạn đọc khi tiếp cận những luồng thông tin trái chiều như vậy cần hết sức tỉnh táo, không để bị ảnh hưởng bởi ý đồ của những kẻ xấu.

SHADOWLESS

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây