Trang chủ Đối tượng “Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”: đại diện cho người lao...

“Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”: đại diện cho người lao động hay đại diện cho giới chống Cộng?

167
0

Ngày 01/07/2020, trên các báo điện tử nước ngoài có phiên bản tiếng Việt, một nhóm người (không rõ danh tính trừ bà Nguyễn Nguyên Bình) đã tuyên bố thành lập tổ chức “Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”. Do tổ chức này thu hút sự ủng hộ của nhiều nhân vật và website chống chế độ, đồng thời bản thân bà Nguyễn Nguyên Bình thường tham gia các hoạt động chống chế độ. Do vậy dư luận có lo ngại rằng Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức chính trị đối lập đội lốt công đoàn độc lập.

“Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”:  đại diện cho người lao động hay đại diện cho giới chống Cộng?

Để tiện đánh giá, hãy thử liệt kê một số phát ngôn của nhân sự Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam về mục đích, hoạt động hiện tại, đự định tương lai, nguồn tài chính, tính chính trị và căn cứ pháp lý của tổ chức họ:

 

Khía cạnh Phát biểu của nhân sự Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam
Mục đích _ Trích Thông cáo thành lập (01/07):

“…với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do (…) trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân, nhằm có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, đồng thời giúp cho người lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong CPTPP và EVFTA.”

Hoạt động
hiện tại
_ Trích lời Bùi Thiện Tri trên RFA (01/07):

“Hiện nay, chúng tôi đặt ra mục tiêu hoạt động trước mắt: Thứ nhất là phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập liên quan đến quyền của người lao động, cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của người lao động. Thứ hai là tư vấn pháp luật cho người lao động về các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động cũng như các vấn đề pháp lý khác. Thứ ba là hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp về việc thành lập các tổ chức đại diện của mình theo Luật Lao động mới, nếu những người nào có nhu cầu cần tư vấn về các thủ tục để thành lập. Thêm vào đó, chúng tôi đưa các tin tức về tình hình công nhân, lao động cũng như việc làm ở trên mạng internet.”

_ Trích lời Trần Giang trên BBC (02/07):

“Chúng tôi là những người thật việc thật, không phải là tổ chức không tồn tại trên thực tế, thực ra chúng tôi đã hoạt động trên thực tế hỗ trợ, giúp đỡ người lao động từ lâu nay, chúng tôi hoạt động hoàn toàn dựa vào những hoạt động hợp pháp, phù hợp với hiến pháp và các công ước mà Việt Nam ký kết với quốc tế. Chúng tôi đã hoạt động từ lâu dưới hình thức các tổ nhóm lao động độc lập tự phát và đã phát huy hiệu quả.”

Dự định
tương lai
_ Trích lời Bùi Thiện Tri trên RFA (01/07):

“Chúng tôi hy vọng trong tương lai, khi có các quy định pháp luật về việc thành lập các tổ chức của người lao động thì chúng tôi sẽ có cơ hội đăng ký hoạt động với chính quyền.”; “Về phía ngoài nước, chúng tôi cũng mong các tổ chức nghiệp đoàn của các nước cũng như các tổ chức quốc tế nếu có điều kiện thì cũng hỗ trợ và phối hợp cùng với chúng tôi để triển khai các công việc của nhau đạt hiệu quả và có tính liên kết.”

Nguồn
tài chính
_ Trích lời Trần Giang trên BBC (02/07):

“… tới nay, chúng tôi đều hoạt động dựa trên chính túi tiền của mình để cống hiến, chi phí cho các hoạt động hỗ trợ người lao động.”

Tính
chính trị
_ Trích Thông cáo thành lập (01/07):

“Chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động…”

_ Trích lời Trần Giang trên BBC (02/07):

“Chúng tôi không hoạt động chính trị, không nhận tiền để hoạt động chống phá, khủng bố của bất cứ ai…”; “Chúng tôi không cạnh tranh với ai, kể cả với các tổ chức nghiệp đoàn thành lập trước, trong, hay sau mình, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn của nhà nước, chính quyền, sẵn sàng tìm tiếng nói chung với giới chủ để đạt mục tiêu cao nhất là hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động mà thôi.”

Căn cứ
pháp lý
_ Trích Thông cáo thành lập (01/07):

“Một trong những yêu cầu quan trọng trong cả hai FTA này là Việt Nam phải tôn trọng quyền của người lao động, đặc biệt quyền được thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Nghiệp đoàn).”

_ Trích lời Bùi Thiện Tri trên RFA (01/07):

“…chúng tôi căn cứ vào quyền lập hội của công dân được quy định trong Hiến pháp (…) qua nghiên cứu Bộ luật Lao động 2019, chúng tôi thấy rằng về các quy định của nghiệp đoàn ở Việt Nam thì hiện nay pháp luật quy định về quyền thành lập nghiệp đoàn ở cơ sở. Tức là, chưa cho phép thành lập tổ chức liên kết giữa các nghiệp đoàn cơ sở với nhau. Tuy nhiên, trong luật cũng không có quy định nào cấm việc này. Nếu hiểu theo quy định của pháp luật thì những việc gì pháp luật không cấm, công dân có quyền làm…”.

Có thể thấy các phát ngôn trên mâu thuẫn với thực tế trên ít nhất 3 điểm:

Thứ nhất, về nguồn tài chính, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam có nhận tài chính từ bên ngoài, do website của tổ chức này có banner kêu gọi quyên góp qua Paypal để hỗ trợ họ:

“Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”:  đại diện cho người lao động hay đại diện cho giới chống Cộng?

Thứ hai, về tính chính trị, việc Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam “không làm chính trị” là đáng hoài nghi, do website của họ có banner giới thiệu một loạt các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam như Nghiệp đoàn FO, Lao Động Việt, Nhóm Bạn Công Nhân (thuộc Việt Tân), Tiếng Dân, Luật Khoa Tạp Chí, Thoibao.de, SBTN, Hội Nhà Báo Độc Lập…

Thứ ba, về căn cứ pháp lý, thực ra Việt Nam mới chỉ đồng ý về lộ trình, chứ chưa chính thức ký Công ước Số 87 của ILO (xoay quanh quyền tự do lập hội). Vì vậy còn hơi sớm để lấy EVFTA và CPTPP làm căn cứ pháp lý cho việc lập hội.

Như vậy, nhiều khả năng Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức có quan hệ mật thiết với các nhóm chống Nhà nước Việt Nam, có ý định nhận tiền từ nước ngoài, và không có kiến thức vững chắc về pháp luật lao động ở Việt Nam. Thêm nữa, do họ không công khai nhân sự, tài chính và điều lệ tổ chức, không có các quy tắc dân chủ rõ ràng, chưa có lý do để nhìn nhận rằng họ là một tổ chức có tính minh bạch và dân chủ.

“Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam” độc lập với Nhà nước Việt Nam, nhưng không độc lập với các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, người lao động nên tự đăng ký thành lập các công đoàn cấp cơ sở thật sự độc lập, phi chính trị và hợp pháp từ năm sau; thay vì tham gia một nghiệp đoàn bất minh có quan hệ với các nhóm chống Cộng.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây