Trang chủ Luận bàn - Phản biện Về sự việc phi công người Anh

Về sự việc phi công người Anh

173
0

Thêm một góc nhìn từ cương vị người làm báo nhân vụ bệnh nhân người Anh được xuất viện mấy ngày nay.

Cá nhân mình đánh giá là bài viết này đã đủ cả về lý và tình để giải quyết câu hỏi của khá nhiều người là sao bệnh nhân số 91 không trả lời báo chí những ngày qua.

Quý Đoàn

Về sự việc phi công người Anh

Mong mọi người sẽ nghe câu chuyện mình kể trước khi tự khiến bản thân phải trải qua cảm xúc bực tức, thất vọng.

Về sự việc phi công người Anh

Giữa đỉnh dịch Covid ở VN, mình được tòa soạn Dân trí cử đi tác nghiệp buổi ra viện của nhóm công dân mới được “giải cứu” khỏi Vũ Hán và đưa về cách ly ở bệnh viện Nhiệt đới TW. Hôm đó mình đến sớm nên kịp phát hiện ra cặp vợ chồng trẻ, cô bé đang mang thai 36 tuần nên hai vợ chồng được bố trí một chế độ theo dõi y tế siêu đặc biệt: bệnh viện setup một phòng riêng cho hai vợ chồng có đầy đủ bàn đẻ, lồng ấp, các trang thiết bị y tế cùng một kíp bác sĩ sản khoa trực chiến song song với các bác sĩ bệnh nhiệt đới.

Tất nhiên đó là một câu chuyện hay để đưa lên báo và mình đã tranh thủ từng phút để thực hiện.

Về sự việc phi công người Anh

Mọi chuyện rất ổn khi trong phòng chỉ có mình và một kíp truyền hình VTV tác nghiệp, hai bạn trẻ vui vẻ hợp tác bên cạnh sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác sĩ. Vấn đề không ổn bắt đầu khi đông đảo báo chí xuất hiện. Phóng viên quây kín nhân vật, chen lấn, xô đẩy, đòi setup kiểu này kiểu kia để chụp hình, cố gắng tiếp cận, hỏi và hỏi. Cô gái trẻ mang bầu 36 tuần thỉnh thoảng lại kêu lên “em khó thở quá, bây giờ bọn em phải bắt xe về tận Nghệ An nên mong các anh chị thông cảm”, nhưng lời nói yếu ớt của cô bé dường như chìm nghỉm giữa đám đông vội vã. Phải đến khi bác sĩ hô lên hỗ trợ, lôi cô bé ra một góc riêng thì em mới được (tạm) nghỉ ngơi hít thở. Mình vì cũng xong đến 90% công việc rồi và tân lý nhạy cảm có vợ cũng đang bàu bí trực sinh nên vài lần phải bảo cậu chồng “em cứ nhờ các anh chị hỏi nhanh gọn rồi sớm đưa vợ ra xe mà về đi”. Cuối cùng thì hai vợ chồng thai phụ trẻ cũng đc lên xe rời viện sau hơn 1 giờ “phục vụ” báo chí.

Tất nhiên đây không phải là lần duy nhất mình chứng kiến chuyện lộn xộn tác nghiệp báo chí đến mức nhân vật “không kịp thở” như trên. Gom lại từng ấy năm làm báo, mình kể chắc nguyên ngày không hết, chẳng những dân thường mà đôi khi cả các vị lãnh đạo cấp cực cao cũng toát mồ hôi, chẳng khác gì phải bỏ chạy khỏi vòng vây báo chí.

Vòng lại chuyện ông phi công người Anh. Mình tin rằng nếu không có động tác bảo vệ quyền cá nhân như cái văn bản của ĐSQ Anh thì chắc chắn ông “bệnh nhân người Anh” sẽ phải trải qua tình cảnh tương tự đôi vợ chồng thai phụ. Vừa không đảm bảo an toàn sức khỏe, vừa không đảm bảo sự riêng tư cá nhân.

Về sự việc phi công người Anh

“Bệnh nhân người Anh” không có lỗi. Về viện phí, bảo hiểm đã chi trả đầy đủ. Về tình cảm ơn huệ, ông ta đã từng nói và mình tin ông này đã có kế hoạch thể hiện tiếp sau khi về nước.

ĐSQ Anh cũng không có lỗi. Văn bản của họ là nghĩa vụ bảo hộ công dân mà họ bắt – buộc – phải – làm. Mình cũng có biết rằng ĐSQ Anh hay rất nhiều các tòa đại sứ các nước phát triển ở Hà Nội, thì mục đích đầu tiên để họ có mặt ở đây là để bảo vệ công dân của họ, thậm chí thúc đẩy ngoại giao hay hợp tác kinh tế cũng phải xếp hàng ưu tiên sau. Nếu là mình, mình cũng mong Nhà nước sẽ hành động như thế (mà chắc là trước giờ nhà nước mình vẫn làm thế nhỉ, mình chưa rơi vào tình cảnh éo le ở nước ngoài nên mình không biết). Còn về việc cảm ơn, theo hiểu biết của mình thì ĐSQ Anh nếu có làm sẽ thể hiện bằng một hình thức riêng rẽ, đầy đủ trang trọng, chứ không phải là lồng ghép thêm nếm vài câu vài chữ vào cái văn bản kia được.

Mình cũng không cho rằng các đồng nghiệp báo chí có lỗi. Ý thức chuyên nghiệp của một nhà báo là phải nỗ lực để có thông tin phục vụ độc giả, tất nhiên làm thế nào và giới hạn ra sao lại là tùy ở mỗi người, tùy vào quan điểm của của nỗi tòa soạn, đó là phạm trù đạo đức báo chí mình xin không lạm bàn ở đây.

Thế ai là người có lỗi ?

Việc cứu mạng phi công người Anh, nó không thể chỉ gói gọn trong hơn 3 tỷ viện phí. Nó là văn hóa tình cảm của người Việt, là quyết tâm của chính phủ, là sự hi sinh không thể đong đếm của các chuyên gia, bác sĩ, và là trình độ không phải bàn cãi của hệ thống y tế Việt Nam trong lĩnh vực bệnh dịch truyền nhiễm.

Ở góc độ tình cảm, đã có nhiều ý kiến nên mình xin không bàn. Riêng ở góc độ truyền thông, mình cho rằng Việt Nam đã bỏ lỡ “một cơ hội còn hơn cả vàng” để quảng bá hình ảnh đất nước. Lỗi lại ở một khâu rất nhỏ nhưng người Việt luôn làm rất tệ là khâu tổ chức tác nghiệp báo chí. Gần như chẳng bao giờ việc tác nghiệp báo chí được tổ chức một cách chuyên nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả truyền thông, vừa đảm bảo lịch sự, tế nhị, tôn trọng riêng tư… Thậm chí bây giờ nếu cần phải chỉ ra đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ chức tác nghiệp báo chí cho sự kiện bệnh nhâm người Anh ra viện, chắc cũng khó. Bệnh viện? – không đủ chuyên môn, năng lực, không đúng chức năng nhiệm vụ. Sở thông tin truyền thông thành phố? – từ đầu sự kiện đến giờ mình thậm chí còn chưa thấy họ một lần xuất hiện. Bộ Y tế? Chính phủ? – bao việc, nhẽ lại phải đi lo việc này.

Một cơ hội vàng đã vuột mất đi (nhưng có thể người Anh sẽ tự “trả ơn” trong vài ngày tới để mình gỡ lại). Mình hi vọng đây sẽ là bài học để ý thức tổ chức truyền thông sẽ được cải thiện trong tương lai, việc đơn giản thôi nhưng cần lắm những bàn tay chuyên nghiệp !

Hay là mình tính mở một công ty cung cấp dịch vụ này nhỉ ?

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây