Ngày 24/06/2020, đã có 6 cá nhân chống đối bị bắt tạm giam và truy tố với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Trong số này, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm là 4 người thuộc nhóm “dân oan Dương Nội” ở Hà Nội, và được cho là đã tận dụng vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01/2020 để tuyên truyền chống chế độ.
Nhân đó, khi tuyên truyền, nhiều nhà dân chửi đã nhấn mạnh việc Trịnh Bá Phương bị bắt khi vợ vừa sinh con, để khơi dậy lòng thương cảm của công chúng. Trong đó, người tuyên truyền hiệu quả nhất có thể là Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), một thành viên quan trọng của tổ chức VOICE. Sau khi kể chuyện Trịnh Bá Phương có con mới sinh; Tuấn viết rằng cả Phương lẫn những người cán bộ An ninh bắt Phương đều yêu thương gia đình, bạn bè, tự hào về quê hương, muốn đất nước ngày một tốt đẹp lên; vì vậy nên tìm kiếm phương án để “cùng thắng” thay vì “loại trừ nhau một cách khốc liệt”. Từ đó, Tuấn tìm cách khơi dậy sự đồng cảm giữa người dân, công chức, Đảng viên với Trịnh Bá Phương; rồi lấy đó làm cơ sở để thuyết phục họ ủng hộ những giải pháp để “cùng thắng” (như đối thoại, tự do ngôn luận, đa đảng, quyền tư hữu và thị trường tự do?):
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin gửi đến Nguyễn Anh Tuấn 2 ý kiến trao đổi:
Thứ nhất, như dân mạng thường nói, hòa bình thường được tạo thành bởi những bức tường, biên giới và khuôn khổ pháp luật, hơn là bởi những cái ôm. Bắt Trịnh Bá Phương là khuôn khổ của Việt Nam, không bắt Trịnh Bá Phương là khuôn khổ của các nước đa đảng. Dù vậy, chắc Tuấn cũng thừa hiểu rằng rằng khuôn khổ của các nước đa đảng – như đối thoại, tự do ngôn luận, đa đảng, quyền tư hữu và thị trường tự do – không phải lúc nào cũng là giải pháp “cùng thắng” cho tất cả mọi người. “Cách mạng dân chủ” đã đem lại bàn thua cho người dân Iraq, Libya, Syria, Myanmar; thị trường tự do không điều tiết đã đem lại bàn thua cho người dân nghèo ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trước khi dùng những cái ôm để nhử “quân địch” bước vào khuôn khổ của “quân mình”; Tuấn nên nhìn lại xem “quân mình” đang ôm nhau đang đánh nhau, và khuôn khổ của “quân mình” đang vận hành trơn tru hay cần điều chỉnh. Nếu Tuấn không thuyết phục được các nhóm “cuồng Trump” và “chống Trump” trong làng dân chửi chuyển sang “cùng thắng” (hoặc thậm chí không dám mở mồm ra thuyết phục), thì đừng đặt vấn đề đó giữa Trịnh Bá Phương và các cán bộ An ninh. Nếu Tuấn không ngăn “quân mình” dùng tin giả và thái độ độc tài để phá hoại nếp sinh hoạt dân chủ ở chính các nước phương Tây, thì đừng dụ người dân Việt Nam bước vào cái khuôn khổ đang suy yếu và cần điều chỉnh đó.
Thứ hai, nói gì thì nói, Nguyễn Anh Tuấn cũng là một người có tài. Nếu Tuấn tự giới hạn mình trong một cộng đồng ngày càng thoái hóa, là làng dân chửi, thì toàn bộ tài năng của Tuấn sẽ bị lãng phí cho một cuộc xung đột mang tính phá hoại thay vì xây dựng, một mất một còn thay vì “cùng thắng”. Tệ hơn, Tuấn sẽ đánh mất phần nhân cách của một người từng có lý tưởng tự do, độc lập; sau mỗi lần kêu gọi Việt Nam lệ thuộc vào Mỹ, và mỗi lần mang nợ nước Mỹ khi đi “vận động nhân quyền”, như tâm trạng của Phạm Đoan Trang trong một đoạn chat mới rò rỉ hồi tháng 6 vừa qua:
Ngược lại, nếu chọn làm một nhà nghiên cứu độc lập biết tôn trọng khuôn khổ hiện tại của Việt Nam, thì dù chỉ làm việc cho các định chế quốc tế, Tuấn cũng không thiếu cơ hội để tham gia xây dựng một giải pháp “cùng thắng” giữa người Việt với nhau, hoặc giữa Việt Nam với Âu-Mỹ.
Tất nhiên, một nhà nghiên cứu độc lập sẽ không được hưởng nhiều tiền tài và vinh quang như một ông vua xứ mù. Chọn “cùng thắng” hay phá hoại, độc lập hay lệ thuộc nước ngoài, sẽ là một quyết định khó khăn cho Nguyễn Anh Tuấn.
Nguồn: Loa phường