Trang chủ Luận bàn - Phản biện Sau ls Nguyễn Văn Miếng, ls Ngô Ngọc Trai tiếp tục tấu...

Sau ls Nguyễn Văn Miếng, ls Ngô Ngọc Trai tiếp tục tấu hài

176
0

Xem ra độ tấu hài của anh luật sư Ngô Ngọc Trai, VP Luật sư Công Chính cũng không thua kém gì so với anh luật sư Nguyễn Văn Miếng là mấy. Sau câu chuyện “bản cáo trạng nghèo nàn” mà anh Miếng đưa ra cách đây ít hôm, nay dân mạng lại được phen cười vỡ bụng với câu chuyện “lắp đặt quạt điện cho các phòng giam” của anh Trai.

Sau ls Nguyễn Văn Miếng, ls Ngô Ngọc Trai tiếp tục tấu hài

Trong bài viết với tiêu đề “Việt Nam: Phòng giam giữ hay là nơi đày đọa con người?” gửi BBC Tiếng Việt hôm 12/7/2020, anh Trai kể lể về chuyến làm việc với Trương Duy Nhất tại Trại giam T16 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) trong một vụ án kinh tế liên quan đến thâu tóm đất công sản ở Đà Nẵng. Nhưng thay vì tập trung thảo luận với thân chủ của mình về những tình tiết có trong vụ án thì anh Trai lại say sưa khai thác cánh tay của Trương Duy Nhất được cho là đang “nổi các mẩn đỏ do thời tiết nắng nóng của buồng giam”. Để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện, anh Trai còn dẫn quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tôn trọng bảo vệ quyền con người, qua đó lấy nhân quyền để so sánh và cho rằng việc không lắp quạt điện tại các phòng giam giữ bị can, bị cáo là “không tôn trọng quyền con người”?!. Chưa dừng lại, anh Trai còn lớn tiếng quả quyết rằng: “Thực tế hiện nay tại các phòng giam giữ trên cả nước đối với các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đều không được lắp đặt quạt điện. Trong khi mùa hè nóng bức kéo dài nhiều tháng có lúc lên tới 40 độ C thì đó thực sự là môi trường giam giữ đày đọa con người”.

Cần khẳng định ngay rằng, những nhận định mà luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng “hiện nay tại các phòng giam giữ trên cả nước đối với các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đều không được lắp đặt quạt điện” và việc “không lắp quạt điện tại các phòng giam giữ bị can, bị cáo là “không tôn trọng quyền con người” là thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế giam giữ ở Việt Nam. Có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin về việc các cơ quan chức năng chống năng nóng, bảo đảm sức khỏe cho các can phạm, phạm nhân tại các trại giam trong những ngày thời tiết nắng nóng trên mạng Internet.

http://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/nguoi-tot-viec-tot/cong-an-thanh-pho-ha-noi-chong-nang-nong-cho-can-pham-pham-nhan-o-trai-tam-giam-so-2-d21-t23173.html

https://zingnews.vn/dam-bao-suc-khoe-cho-pham-nhan-ngay-nang-nong-post752046.html

Thực ra, luật sư Ngô Ngọc Trai thừa hiểu những quy định của pháp luật về chế độ giam giữ đối với các bị can, bị cáo và cũng thừa hiểu trong khả năng có thể Nhà nước đã thực thi các chủ trương, chính sách để đảm bảo tốt nhất quyền con người trong việc tạm giam. Nhưng vì để gây sự chú ý, lôi kéo các tổ chức “nhân quyền quốc tế” hoặc các nước khác can thiệp nhằm gây sức ép với Tòa án trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới nhất là trong bối cảnh tội trạng của Trương Nhất đã rõ như ban ngày và không thể bào chữa, luật sư Trai không còn cách nào khác là lôi chuyện giam giữ ra để câu khách và cũng là cách để chữa thẹn.

Tòa sơ thẩm hôm 9/3/2020 đã tuyên phạt Trương Duy Nhất bản án 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356, khoản 3 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, năm 1997, Trương Duy Nhất được bổ nhiệm làm Trưởng Văn phòng đại diện khu vực Trung Trung Bộ của Báo Đại Đoàn Kết, đặt tại TP Đà Nẵng. Trước đó, Báo Đại Đoàn Kết có công văn gửi UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị được cấp (hoặc thuê) một căn nhà tại một địa điểm thuận lợi ở trung tâm thành phố để làm trụ sở Văn phòng đại diện của Báo. Báo Đại Đoàn Kết không có chủ trương xin mua nhà công sản. Lãnh đạo Báo giao cho Trương Duy Nhất liên hệ với chính quyền địa phương xin địa điểm thích hợp đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

Sau khi được UBND thành phố Đà Nẵng ra quyết định đồng ý bán nhà, đất số 82 Trần Quốc Toản (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) với giá ưu đãi hơn 674 triệu đồng cho Báo Đại Đoàn Kết, Trương Duy Nhất đã ký Hợp đồng nguyên tắc số 64/TTB ngày 20/8/2004 với Công ty Xây dựng 79 do Phan Văn Anh Vũ làm Giám đốc, để cho Công ty Xây dựng 79 thay thế nộp tiền theo giá được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt. Sau đó, Trương Duy Nhất làm các thủ tục bán, chuyển nhượng nhà đất này cho Công ty Xây dựng 79 với giá hơn 674 triệu đồng.

Sau khi xem xét vụ án, Hội đồng xét xử xác định Trương Duy Nhất đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hành trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước hơn 13 tỉ đồng. Hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây