Trang chủ Đấu trường dân chủ Hệ thống nhà tù tại nước Mỹ: ‘Mật lệnh’ từ phòng biệt...

Hệ thống nhà tù tại nước Mỹ: ‘Mật lệnh’ từ phòng biệt giam và những tội ác kinh hoàng của băng đảng tù nhân da trắng (Kỳ 1)

303
0

Trong hệ thống nhà tù tại nước Mỹ, các băng đảng sắc tộc người da màu và gốc Latin luôn chiếm phần đông với số lượng lên đến hàng ngàn người. Thế nhưng các băng đảng này vẫn luôn phải dè chừng và cảnh giác với băng đảng người da trắng với cái tên Aryan Brotherhood (tạm dich là “Hội huynh đệ gốc Arya” – một dân tộc gốc Ấn-Âu). Trong số hàng loạt các vụ thanh trừng và ám sát trong tù, sự tàn nhẫn và manh động của băng đảng Aryan Brotherhood vẫn luôn khiến các đối thủ phải khiếp sợ.

Băng đảng của các tù nhân da trắng

Aryan Brotherhood xuất hiện vào giữa những năm 1960 từ băng đảng Blue Bird – một tập hợp các tù nhân da trắng tại nhà tù San Quentin (bang California). Vào giữa những năm 1960, sau khi chứng kiến việc các băng đảng tù nhân da màu và gốc Latin lấn lướt và bắt chẹt các tù nhân da trắng, các thành viên của Blue Bird đã quyết định đổi tên thành Aryan Brotherhood (AB), với ngụ ý khẳng định sự cao quý của sắc tộc da trắng và để thu hút thêm nhiều tù nhân gia nhập hơn. 

Nhưng chính trong hệ thống nhà tù tại nước Mỹ, Aryan Brotherhood đã tìm thấy kế sinh nhai của mình, đó là được John Gotti – đầu não của băng nhóm tội phạm Mỹ gốc Italia La Cosa Nostra truyền đạt kinh nghiệm để điều hành các hoạt động tội phạm.

Hệ thống nhà tù tại nước Mỹ: 'Mật lệnh' từ phòng biệt giam và những tội ác kinh hoàng của băng đảng tù nhân da trắng (Kỳ 1)

Những người như John Gotti thường lớn tuổi hơn các tù nhân khác và đang thụ án dài niên, những kẻ tội phạm sử dụng đầu óc lại không thích động chân tay, vậy nên chúng trả tiền băng đảng Aryan Brotherhood để làm vệ sĩ, bảo vệ cho họ trong suốt quãng thời gian ở tù.

Những tên tội phạm cáo già người da trắng muốn an toàn ở trong tù thì phải tìm đến sự bảo kê của Aryan Brotherhood, đổi lại, họ phải cung cấp cho các thành viên AB những mánh miếng làm ăn ở ngoài xã hội, tức là phải nhường “thị phần” các hoạt động làm ăn phi pháp cho các thành viên AB. 

Hệ thống nhà tù tại nước Mỹ: 'Mật lệnh' từ phòng biệt giam và những tội ác kinh hoàng của băng đảng tù nhân da trắng (Kỳ 1)

Các thủ lĩnh của băng đảng Aryan Brotherhood

Năm 1980, với sự đồng thuận của các thành viên trong băng đảng Aryan Brotherhood ở California, các thành viên đã “thương binh” của băng đảng được “đôn” lên chân Ủy ban để điều hành hoạt động của băng đảng trong các nhà tù liên bang, nhường việc “đao búa” cho những thành viên mới để chuyên tâm vào điều hành và phát triển hoạt động của băng đảng ở những mảng miếng khác.

Từ việc ở thế yếu trong hệ thống các nhà tù, băng đảng Aryan Brotherhood đã dần lớn mạnh và thâm nhập vào mọi ngóc ngách khuất nẻo trong nhà tù, chúng điều hành các đường dây cờ bạc, tống tiền và thầu cả việc mại dâm trong tù. Cần nói rõ hơn vấn đề chuyện này, những kẻ trong băng đảng AB thường nhắm đến các “cá tươi” – các nam tù nhân da trắng mới nhập trại để biến họ thành “gái mại dâm”.

Chúng lợi dụng việc băng đảng của mình có ảnh hưởng và chuyên bảo kê cho các tù nhân da trắng để thu thập “cá tươi”, biến họ thành món hàng để “bán” cho các tù nhân khác có nhu cầu muốn mua nô lệ tình dục. Những “cá tươi” khi mới vào tù, trước sự đe dọa và yếu thế khi luôn bị các tù nhân da màu và gốc Latin khác đe dọa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào băng đảng AB, chấp nhận thân phận làm nô lệ tình dục để đổi lấy an toàn trong tù.

Thanh xuân trong tù

Nhắc đến băng đảng AB, ai cũng phải biết đến cái tên Barry Mills (biệt danh là Bá tước). Barry sinh năm 1948 tại thị trấn Windsor (bang California), ngày 27/8/1967, khi đó Barry mới 19 tuổi đã lần đầu tiên “ghi danh” vào thế giới tội phạm khi thực hiện một vụ cướp xe, bị bắt và kết án 1 năm tù tại nhà tù Sonoma. Ở cái tuổi đó, Barry không bao giờ chấp nhận việc bị giam một chỗ, ngồi tù được 6 tháng, hắn vượt ngục trốn ra ngoài để rồi sau đó bị bắt lại.

Sau khi thụ án, chỉ vài tháng được tự do ngoài xã hội, Barry lại một lần nữa vào tù vì thực hiện một vụ cướp cửa hàng tiện ích. Vào năm 1970, Barry bị đưa vào nhà tù San Quentin để thụ án, và đây cũng là “bước ngoặt” trong con đường tù tội và giết chóc của Barry.

Ngay khi vào tù, Barry đã được thu nạp vào băng đảng AB. Các thành viên trong băng đảng AB được nhận biết bằng các hình xăm có biểu tượng chữ ‘Vạn’ cách điệu, kèm theo đó là bộ ria mép dầy. Băng đảng này có quy định rất rõ ràng, “đổ máu để vào, để lại máu khi ra”, tức là muốn gia nhập vào băng đảng, chúng phải làm lễ “nhập môn” bằng việc “lấy máu” của một đối thủ nào đó. Còn muốn ra khỏi băng đảng, thì phải “để lại máu” – tức là chỉ có cái chết mới cho phép các thành viên ly khai khỏi băng đảng.

Phải thi hành bản án 7 năm tù vì thực hiện vụ cướp, Barry khi đó gia nhập và nhúng tay vào hầu hết mọi hoạt động của băng đảng AB cả trong và ngoài nhà tù. Năm 1976, hắn là kẻ ngồi sau song sắt nhà tù nhưng cũng góp phần lên kế hoạch thực hiện một vụ cướp ở nhà hàng Fresno California. Năm 1977, Barry vừa mãn hạn tù, được tự do không bao lâu thì cảnh sát phanh phui ra được băng nhóm thực hiện vụ cướp, Barry với vai trò lên kế hoạch cũng nhanh chóng bị bắt và đưa trở lại nhà tù.

Lần “trở lại” nhà tù này, Barry đã bắt đầu chuỗi giết người hàng loạt của mình và bước lên một “vị thế mới” trong băng đảng Aryan Brotherhood. Vừa trở lại sau song sắt, Barry đã tiến hành thu nạp các thành viên da trắng vào băng đảng AB, lôi kéo càng nhiều vây cánh càng tốt. Đến năm 1979, tại nhà tù nơi Barry thụ án, một tù nhân tên là John Marzloff đã bị giết hại trong nhà tắm chung. Các giám thị phát hiện người này bị đâm tổng cộng 16 nhát trên khắp phần mặt, cổ và lưng, thậm chí đầu người này còn gần như bị cắt khỏi cơ thể. 

Hệ thống nhà tù tại nước Mỹ: 'Mật lệnh' từ phòng biệt giam và những tội ác kinh hoàng của băng đảng tù nhân da trắng (Kỳ 1)

“Bá tước” Barry Mills

Ngay sau khi điều tra, giới chức phát hiện ra Marzloff mới có mâu thuẫn với một tù nhân khác thuộc băng đảng AB là Thomas Silverstein. Hóa ra, Marzloff là đầu nậu tuồn ma tuy vào nhà tù, hắn lại bán ma túy thiếu liều cho Thomas, chính vì thế Thomas đã cảm thấy bị xúc phạm và quyết định “xử” Marzloff. Cái tên được nhắc đến là Barry Mills, hắn cùng một thành viên khác là Danny Holidays đã lên kế hoạch “rửa mặt” cho Thomas. Nhưng đến lúc thực hiện, chính Danny còn phải cảm thấy rợn người trước sự tàn độc của Barry.

Sau khi bị phát hiện và điều tra, Barry một lần nữa phải ra trước tòa và nhận thêm “án chồng án”. Vậy nhưng sau vụ đó, “số má” của Barry nổi lên như cồn trong băng nhóm và cả nhà tù. Không lâu sau đó, hắn được các thành viên trong băng đảng “bầu cử” vào vị trí Ủy ban của băng đảng, cùng với Tyler Bingham. Dưới trướng hai “ủy viên” là Barry và Bingham trực tiếp là “hội đồng” gồm các thành viên cộm cán khác.

Điều đặc biệt là các thành viên trong băng đảng AB là ít khi mất mạng khi đụng độ với các băng đảng khác mà thường chết vì bị “thanh trừng nội bộ”, và chỉ có 2 “ủy viên” mới có quyền ra lệnh thanh trừng đó.

Thomas Lamb thì bị siết cổ đến chết rồi ngụy tạo hiện trường là một vụ treo cổ tự tử. Frank Andreasen thì bị đâm đến chết bằng hàng chục nhát dao ngay ở trong tù. Kể đến sự tàn nhẫn của các “ủy viên” này, người ta vẫn chưa quên được cái chết của các tù nhân Gregory Kieffer vào năm 1983 tại nhà tù Marion, kẻ “nhận lệnh” thực hiện là William McKinney đã dùng ống tuýp sắt đánh vào đầu Gregory đến chết, khuôn mặt của nạn nhân bị biến dạng đến nỗi không thể nhận dạng được.

Trên đây chỉ là 3 cái tên nạn nhân mà cơ quan công tố chứng minh được có liên quan trực tiếp và do Barry chỉ đạo. Còn ngoài ra, người ta nghi ngờ Barry có dính líu tới cả thẩy 14 vụ giết người trong nhà tù.

(Còn nữa)

Tuệ Anh – Thủy Sinh / Pháp luật 4 phương/Pháp luật Việt Nam

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây