Mới đây, Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 65/2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT. Đáng chú ý, Thông tư này có quy định lực lượng CSGT có thể được trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ như súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên… Nhanh như chớp, Nguyễn Quang A liền thể hiện “tài năng” của mình cho ra lò bài viết “Phải chặn bàn tay lông lá đam mê quyền lực này”, nghe có vẻ là phân tích thấu đáo với vô số điều từ chuyện trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng CSGT. Nhưng nào ngờ…
Nói về lập luận của Nguyễn Quang A cho rằng “CSGT chỉ hướng dẫn, chỉ dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng luật giao thông, giải tỏa ùn tắc và nặng nhất là phạt người vi phạm. CSGT mang vũ khí không làm cho dân cảm thấy an toàn hơn mà chỉ sợ hơn”. Tự hỏi một người lâu nay được giới “dân chủ” tung hô là “tiến sĩ” có học vấn sâu rộng, ấy vậy mà những phát ngôn của Nguyễn Quang A lại khiến cho đứa con nít phải phì cười. Thưa ông Nguyễn Quang A, nhiệm vụ của CSGT đâu phải có mỗi việc “đứng đường” như ông nói thôi đâu, mà họ còn phải phối hợp với lực lượng công an hình sự để trấn áp, bắt tội phạm vận chuyển ma túy, buôn lậu, cướp giật… nữa đấy. Thời gian gần đây, các đối tượng phạm tội ngày càng hung hăn, sử dụng toàn vũ khí nóng, trong khi đó các lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ đối mặt với những kẻ liều lĩnh này thì tay không tất sắt, không có bất cứ cái gì để trấn áp lại thì thử hỏi các đối tượng có sợ mà chùn bước hay không?
Thực tế, thời gian qua CSGT đối mặt với không ít người vi phạm thuộc dạng manh động, liều lĩnh, không chỉ là hành động chạy trốn mà khi bị phát hiện vi phạm, nhiều trường hợp còn chống trả, tấn công các chiến sỹ. Chắc ông Nguyễn Quang A vẫn chưa quên vụ việc hai CSGT ở Đà Nẵng trong lúc làm nhiệm vụ truy bắt nhóm đối tượng đua xe, cướp giật các quái xế này đã chống đối, xảy ra va chạm khiến hai chiến sỹ đã hi sinh chứ? Rồi vụ việc một thanh niên ghì đè cô gái xuống mặt đường, đâm nạn nhân điên cuồng, và đứng cách đó khoảng dăm mét, một viên CSGT trên tay chỉ cầm dùi cui không thể khống chế tội phạm, chỉ có thể tiếp cận kêu gọi đối tượng bình tĩnh và gọi điện thoại hỗ trợ. Sau khoảng ít phút, xe chuyên dụng của cảnh sát tới hiện trường thì lúc này nạn nhân đã tử vong. Nói ra để thấy rằng, lực lượng CSGT cũng đang ngày đêm đối mặt với hiểm nguy, để bảo vệ an toàn, tính mạng cho người dân, chứ không phải “ngồi mát ăn bát vàng” rảnh rỗi ở nhà cào phím như ông đâu, thưa tiến sĩ. Việc trang bị thêm súng cho CSGT nhằm hướng đến trấn áp tội phạm, để tăng cường sức mạnh khống chế, bắt giữ các đối tượng, vậy mà qua “ngòi bút máu” của Nguyễn Quang A thành ra là nhắm vào người dân, để kích động dư luận.
Thêm nữa, việc ban hành cho CSGT sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ đều có quy định rõ ràng, thực hiện theo pháp luật, sử dụng đúng mục đích, đâu phải thích là lấy ra để bắn, đe dọa dân, uy hiếp người khác được. Nếu sử dụng súng sai quy định, lạm dụng vũ khí để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền lợi hợp pháp của người dân thì CSGT cũng sẽ bị lãnh án kỷ luật, giáng cấp hàm, mất chức hoặc đi tù, tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý theo pháp luật.
Chẳng lạ gì khi các đối tượng chăm chỉ rình rập, xem Bộ Công an có động tĩnh gì thì liền viết bài xuyên tạc về chính sách, chủ trương được ban hành ra. Trong mắt của những kẻ như Nguyễn Quang A thì cơ quan này chính là cái gai trong mắt của bọn chúng. Lực lượng công an bảo vệ người dân, giữ gìn an ninh trật tự ổn định thì những “nhà đấu tranh dân chủ” sẽ không có cái để mà xuyên tạc, chửi bới được nữa. Vậy nên, Nguyễn Quang A cùng đồng bọn luôn ra sức kích động, lôi kéo người dân chống lại lực lượng này, chia rẽ người dân và công an. Chỉ khi nào lực lượng công an suy yếu, không còn chỗ dựa thì ắt sẽ dẫn đến xã hội xáo trộn, chính quyền không còn được bảo vệ, lòng dân hoang man, lúc đó những “nhà đấu tranh dân chủ” dễ bề lật đổ chế độ.
Những trường hợp cảnh sát giao thông được nổ súng
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01.07.2018 quy định rất rõ 11 trường hợp CSGT được nổ súng, trong đó có 05 trường hợp phải cảnh báo trước và 06 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo.
Cụ thể, Điều 23 Luật này quy định: Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp: Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin; Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ; Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ; Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Thế Khoa
Nguồn: Cánh cò