Trang chủ Luận bàn - Phản biện Xung quanh đề nghị của ls Đặng Đình Mạnh về vụ án...

Xung quanh đề nghị của ls Đặng Đình Mạnh về vụ án mẹ con Cấn Thị Thêu

209
0

“Sáng ngày 06/07/2020, Văn phòng Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận hai văn bản của Cơ quan An ninh Điều tra TP.Hà Nội và Cơ quan An ninh Điều tra Tỉnh Hòa Bình. Tất cả đều có cùng nội dung thông báo về việc từ chối luật sư tham gia bảo vệ cho hai ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư trong giai đoạn điều tra. Theo đó, luật sư chỉ có thể tiếp cận vụ án và bị can sau khi hồ sơ chuyển qua giai đoạn truy tố.

Cơ sở pháp lý và nguyên do được căn cứ theo điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự “cần giữ bí mật điều tra với các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.

Điều đáng nói rằng, một trong những giải pháp để phòng chống oan sai thường được đề cập đến là tạo điều kiện để luật sư tham gia vụ án ngay từ đầu tiến trình tố tụng. Thế nhưng, với lý do giữ bí mật điều tra, thì việc hạn chế luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong giai đoạn điều tra đã tước mất cơ hội phòng chống oan sai hữu hiệu. Hoặc phải chăng, trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thì công tác điều tra luôn luôn hoàn hảo, không bao giờ có oan sai ?

Tuy Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành mới được tu chính năm năm trở lại. Nhưng nếu lại có dịp tu chính, thì những quy định giới hạn hoạt động luật sư nên bãi bỏ đầu tiên”.

Xung quanh đề nghị của ls Đặng Đình Mạnh về vụ án mẹ con Cấn Thị Thêu

Bản thông báo của cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội gửi Ls Đặng Đình Mạnh (Nguồn: FB)

Đó là toàn bộ stt của Ls Đặng Đình Mạnh, Tp Hồ Chí Minh viết trên Fb cá nhân sau khi Ls này nhận được hai văn bản của Cơ quan An ninh Điều tra TP.Hà Nội và Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Hòa Bình thông báo về việc từ chối luật sư tham gia bảo vệ cho hai ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư trong giai đoạn điều tra. Ông ta cũng nhận thức được việc luật sư chỉ có thể tiếp cận vụ án và bị can sau khi hồ sơ chuyển qua giai đoạn truy tố được quy định tại điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự “cần giữ bí mật điều tra với các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.

Tuy nhiên, ngay sau đó ông ta đã nêu ra quan điểm phản đối việc này với lí do Ls không tiếp cận từ đầu sẽ xảy ra oan sai và đi đến đề nghị: “Tuy Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành mới được tu chính năm năm trở lại. Nhưng nếu lại có dịp tu chính, thì những quy định giới hạn hoạt động luật sư nên bãi bỏ đầu tiên“.

Theo dõi vụ án trước đó ls Mạnh được thông báo tham gia bào chữa (vụ Đồng Tâm, Hà Nội) mới hay những gì diễn ra hết sức quen thuộc và có phần gì đó là lối mòn. Ls này thay vì tham gia sòng phẳng vào việc phân tích, đánh giá và sử dụng những tình tiết để gỡ tội, giảm tội cho thân chủ tại phiên toà chính thức lại tập trung khá nhiều vào những tình tiết có tính bên lề.

Chính bởi điều này nên đã xuất hiện nhiều đồn đoán Ls Mạnh do nhìn thấy sự bế tắc trong quá trình bào chữa cho các thân chủ nên đã nghĩ ra trò này để ghi điểm. Đó cũng là cách để vị ls gốc Tp Hồ Chí Minh, quen thân với đám dân chủ này thể hiện mình. Song như đã phân tích ở trên, lẽ ra với những vấn đề thuộc về quy trình tố tụng hình sự thì bản thân các Ls nói chung nên chủ động đề xuất trước, trong các lần sửa đổi dự luật hoặc góp ý dự luật. Đằng này, khi được yêu cầu góp ý các vị đều không có ý kiến, giữ quyền im lặng; nay, khi vào cuộc bằng một vụ án thực sự, gặp khó các vị mới kêu than. Không hiểu lúc này ai đủ thời giờ, tư cách pháp lý để giải quyết những kiến nghị kiểu này!

Sự việc vì thế đã, đang cho thấy rất rõ tâm thế của các Ls dân chủ. Họ tham gia phiên toà nhưng lại quay ngược lại để xem xét lại quy định của luật. Với những ls kiểu này thì thân chủ đừng mong có được những tương lai tươi sáng phía trước!

PHƯƠNG NAM

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây