Đó là những “cơ hội vàng” cho xuất khẩu, đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Đây chính là cỗ xe tam mã để kéo nền kinh tế hồi phục nhanh hơn.
Nói như nhiều lãnh đạo các nước, nhiều tờ báo quốc tế lớn, các chuyên gia y tế, nhiều nhà đầu tư, khách du lịch, thì Việt Nam đang làm nên điều khác biệt hết sức tích cực. Và điều khác biệt đó đang mang lại những cơ hội vàng cho Việt Nam phục hồi kinh tế. Nhưng, dù sao đây cũng mới là điều kiện cần của mục tiêu kép.
Không chỉ quan tâm chăm lo đến người dân trong nước, Đảng. Nhà nước Việt Nam cũng rất quan tâm đến những người Việt Nam ở nước ngoài và tìm mọi cách để có thể đưa họ trở về nước an toàn giữa dịch Covid-19.
Khủng hoảng, tuyệt vọng là những từ mà người dân nhiều nước trên thế giới dùng để mô tả khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở đất nước họ trong những ngày này. Ngược lại, ở Việt Nam đã hơn 2 tháng nay, tất cả đã trở lại nhịp sinh hoạt thường nhật trong một trạng thái “bình thường mới” với mục tiêu kép vừa đảm bảo lao động sản xuất, vừa phòng chống dịch.
Chúng ta chia sẻ với nhân dân thế giới về công tác phòng chống dịch và chúng ta cũng thấy tự hào trước sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước giúp mang đến thành công này.
Nếu như bệnh nhân số 91 nhập viện vào thời điểm thế giới mới chỉ có 1 triệu ca nhiễm Covid-19 thì sau 3 tháng, khi bệnh nhân này sắp được trở về Anh, số người nhiễm hiện nay đã lên đến hơn 11 triệu người. Bệnh nhân 91 đã thốt lên rằng: “Nếu như ở một nơi nào đó khác Việt Nam, có lẽ tôi đã chết”.
Bệnh nhân 91 dự kiến sẽ được trở về nước trên chuyến bay thương mại vào ngày 12/7 tới. Thành công trong điều trị cho bệnh nhân rất nguy kịch này đã tạo dấu ấn và sự khác biệt của Việt Nam trong phòng chống dịch đúng như cam kết của người đứng đầu Chính phủ rằng “không bệnh nhân Covid-19 nào bị bỏ lại”.
Nếu như kinh tế thế giới sụt giảm sâu, tăng trưởng âm vài phần trăm thì kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 1,81%. Dù đây là mức thấp nhất 10 năm qua thì chúng ta vẫn thuộc nhóm cao của thế giới và khu vực. Nếu như trước kia Việt Nam chỉ được biết đến là một nền kinh tế vừa trỗi dậy thì nay thế giới biết đến một Việt Nam đặc biệt hơn, đó là làm nên điều tuyệt vời trong kiểm soát đại dịch toàn cầu mà vẫn lỗ lực tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam cũng cho thế giới thấy điều khác biệt, đó là dù nền kinh tế đang phát triển nhưng nền y học đã tiệm cận thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết để chống dịch thành công.
Điều đó cho thấy, không phải chỉ những nước phát triển với hệ thống thiết bị y tế hàng trăm tỷ USD mới chống dịch hiệu quả mà một nền y tế dự phòng toàn dân cũng đã phát huy hiệu quả.
Nhìn lại quá trình ấy, nổi bật và rõ nét còn ở tính nhân văn được hun đúc của dân tộc. Trong suốt hành trình chống dịch, Đảng và Nhà nước luôn xác định giữa gìn sức khoẻ, tính mạng của người dân là ưu tiên số một, không phân biệt người dân Việt Nam hay nước ngoài.
Giờ đây, kết quả tuyệt vời của chống dịch Covid-19 mang lại những cơ hội quý hơn vàng cho Việt Nam. Đó là những “cơ hội vàng” cho xuất khẩu, đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Đây chính là cỗ xe tam mã mà người đứng đầu Chính phủ yêu cầu thúc đẩy để kéo nền kinh tế hồi phục nhanh hơn. Con đường đi đã được chỉ rõ, phần còn lại chính là sự quyết tâm, quyết liệt của các địa phương, các bộ, ngành.
Giống như chống dịch, mỗi người dân đều kỳ vọng vào “điều khác biệt”, một tinh thần, một thái độ, một quyết tâm của người đứng đầu mỗi địa phương, bộ ngành. Chính vì vậy, thái độ rốt ráo, xắn tay áo vì sự phát triển của địa phương, của các ngành các lĩnh vực trên cả nước là điều kiện cần có để chúng ta có thể viết tiếp câu chuyện khác biệt tích cực hậu đại dịch mang tên Việt Nam./.
Nguồn: VOV.vn