Có vẻ như Ls Đặng Đình Mạnh của đoàn Ls Tp Hồ Chí Minh cực kỳ đắt khách. Bởi lẽ khi mà vụ án Đồng Tâm xảy ra hôm 10/1/2020 chưa diễn ra thì Ls này đã nhận thêm được hợp đồng bào chữa cho Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, hai người mới đây bị bắt theo tội Tuyên truyền chống nhà nước…
Stt của Ls Đặng Đình Mạnh trên Fb cá nhân (Nguồn: Fb).
Thế nhưng có vẻ như mọi thứ không dễ nhằn như vị Ls dân chủ, chuyên bào chữa cho các đối tượng chống đối vẫn tưởng. Dưới đây là những suy nghĩ của Ls này khi bước đầu tiếp cận vụ án của Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, được đăng trên Fb cá nhân của Ls này: “Sáng ngày 06/07/2020, Văn phòng Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận hai văn bản của Cơ quan An ninh Điều tra TP.Hà Nội và Cơ quan An ninh Điều tra Tỉnh Hòa Bình. Tất cả đều có cùng nội dung thông báo về việc từ chối luật sư tham gia bảo vệ cho hai ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư trong giai đoạn điều tra. Theo đó, luật sư chỉ có thể tiếp cận vụ án và bị can sau khi hồ sơ chuyển qua giai đoạn truy tố.
Cơ sở pháp lý và nguyên do được căn cứ theo điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự “cần giữ bí mật điều tra với các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.
Điều đáng nói rằng, một trong những giải pháp để phòng chống oan sai thường được đề cập đến là tạo điều kiện để luật sư tham gia vụ án ngay từ đầu tiến trình tố tụng. Thế nhưng, với lý do giữ bí mật điều tra, thì việc hạn chế luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong giai đoạn điều tra đã tước mất cơ hội phòng chống oan sai hữu hiệu. Hoặc phải chăng, trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thì công tác điều tra luôn luôn hoàn hảo, không bao giờ có oan sai ?
Tuy Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành mới được tu chính năm năm trở lại. Nhưng nếu lại có dịp tu chính, thì những quy định giới hạn hoạt động luật sư nên bãi bỏ đầu tiên”.
Ở đây điều dễ thấy là sau khi bị từ chối tiếp cận hồ sơ vụ án vì lí do giữ bí mật an ninh quốc gia, vị ls này đã nhận thức được vấn đề; thậm chí đã trích luôn điều luật điều chỉnh về nội dung này (điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự). Tuy nhiên, dường như giữa vấn đề nhận thức luật và thái độ của Ls này vẫn có những điểm vênh.
Theo đó, lấy lí do oan sai vẫn xảy ra do Ls chưa được tiếp cận từ đầu, Ls Đặng Đình Mạnh đã đặt ra những câu hỏi có tính thắc mắc và hoài nghi việc Ls không được tham gia từ đầu trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia: “Thế nhưng, với lý do giữ bí mật điều tra, thì việc hạn chế luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong giai đoạn điều tra đã tước mất cơ hội phòng chống oan sai hữu hiệu. Hoặc phải chăng, trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thì công tác điều tra luôn luôn hoàn hảo, không bao giờ có oan sai ?”.
Đồng thời kiến nghị nên bãi bỏ và cho phép Ls tiếp cận ngay từ đầu: “Tuy Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành mới được tu chính năm năm trở lại. Nhưng nếu lại có dịp tu chính, thì những quy định giới hạn hoạt động luật sư nên bãi bỏ đầu tiên”.
Khách quan mà nói thì so với những vấn đề pháp lý được diễn ra trước đó, thì lần này Ls này diễn bày khá ôn hoà, mực thước, không có những sự miệt thị và đánh đố như mọi lần! Song, xung quanh chuyện này, có vẻ như đấy chỉ là cách lái chuyện, hướng chuyện sang hướng khác mà thôi. Hay nói rõ hơn, Ls Đặng Đình Mạnh đang cố gắng ghi điểm trong một vụ án mà kinh nghiệm nghề nghiệp chỉ cho ông ta thấy không dễ nhai chút nào… Và thay vì tiếp cận sòng phẳng vụ án để gỡ tội cho thân chủ khi được tiếp cận ông ta đã đánh trống dạo hòng qua mặt dư luận và cũng là trấn án chính thân chủ và người thân…
Trò này Ls này cũng đã diễn khi được mời tư vấn pháp lý, bào chữa trong vụ án Đồng Tâm. Cụ thể ông ta đã nêu ra 2 vấn đề băn khoăn về vụ án (1) thẩm quyền cơ quan điều tra và (2) đòi bổ sung thêm thành phần tham gia vụ án…
Những điều mới được chỉ ra vì thế càng cho thấy, sau tất cả trình độ làm tiền và ru ngủ dư luận của đám ls dân chủ là thượng thừa và khó hiểu… Chỉ có điều dư luận không phải không hiểu, chẳng qua họ im lặng để xem những trò hay gì sẽ được diễn ra tiếp theo!
An Chiến
Nguồn: Việt Nam mới