Trang chủ Đối tượng Linh mục Đặng Hữu Nam và hình phạt “treo chén”

Linh mục Đặng Hữu Nam và hình phạt “treo chén”

610
0

Khoai@

Linh mục Đặng Hữu Nam và hình phạt

Sự việc Linh mục Đặng Hữu Nam ở Giáo phận Vinh bị buộc phải nghỉ mục vụ làm dư luận xôn xao. Thực ra, “nghỉ mục vụ” là cách nói giảm, nói tránh để phần nào giữ thể diện cho linh mục này. Thực chất là Linh mục này bị phạt vạ huyền chức với hình thức “Bị rút năng quyền”  – Nói theo dân gian gọi là “Treo Chén” – Những người vi phạm giáo luật công giáo sẽ bị chế tài, trong đó có hình thức “Treo Chén”.

1. Treo chén là gì?

“Treo chén” là cách nói của dân gian, đúng ra theo giáo luật phải gọi là “bị rút năng quyền” dành cho một linh mục Công giáo đa làm những điều sai trái vi phạm giáo luật, đi ngược với lợi ích của giáo hội và xã hội. Một khi đã bị “bị rút năng quyền” tạm thời hay vĩnh viễn thì linh mục đó không có quyền thực hành mọi tác vụ – năng quyền của mình kể cả trong và ngoài giáo phận như cử hành các lễ tạ ơn, cử hành các bí tích rửa tội, thêm sức, hòa giải, xức dầu bệnh nhân và chứng hôn, không được giảng dạy giáo lý và tin mừng,…(giáo luật số 1333).

2. Khi nào thì Linh Mục “bị treo chén” ?

Linh mục Đặng Hữu Nam và hình phạt

Một linh mục bị vạ huyền chức (bị treo chén) nghĩa là linh mục đó bị tước bỏ một phần hay toàn bộ các hoạt động thừa tác như một thành viên hàng giáo sĩ, và năng quyền của linh mục đó có thể bị giới hạn.

Nói một cách đơn giản, linh mục đó không còn có thể thi hành chức vụ như một linh mục giáo xứ, không cử hành thánh lễ hay mặc lễ phục cách công khai. Mỗi trường hợp lại khác nhau, tùy thuộc vào lý do bị vạ huyền chức, và được nói trong thư của Giám mục gửi đến linh mục đó.

Giáo luật liên quan đến vấn đề này như sau:

Ðiều 1333: (1) Vạ huyền chức chỉ có thể chi phối giáo sĩ; người mắc vạ này bị cấm:

1. hoặc tất cả hay vài hành vi của quyền thánh chức;
2. hoặc tất cả hay vài hành vi của quyền cai trị;
3. thi hành tất cả hay vài quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với một chức vụ.

(2) Trong luật pháp hay mệnh lệnh có thể ấn định rằng, sau khi án văn tuyên kết hay tuyên bố, người bị huyền chức không thể ban hành hữu hiệu quyết định cai trị.

(3) Sự ngăn cấm chẳng bao giờ chi phối:

1. những chức vụ hay quyền cai trị nào không lệ thuộc vào quyền hành của Bề Trên thiết lập hình phạt;
2. quyền cư ngụ, nếu phạm nhân đã có chỗ ở chiếu theo chức vụ
3. quyền quản trị những tài sản gắn liền với chức vụ của người bị huyền chức, nếu là hình phạt tiền kết.

(4) Sự huyền chức nào ngăn cấm lãnh nhận lợi lộc, lương, hưu bổng, hay các thứ khác, thì cũng bao hàm nghĩa vụ phải hoàn lại mọi thứ đã lãnh nhận bất hợp pháp, cả khi vì ngay tình.

Một vài lý do cho việc bị vạ huyền chức như: thay đổi phụng vụ (các lời đọc trong Thánh lễ), cho rước lễ đối lập với giáo huấn của Giáo hội Công giáo (những người không phải là người Công giáo, cộng đồng người đồng tính,…), buôn bán ma túy, lạm dụng thể xác hoặc tình dục đối với trẻ em hay người lớn, từ chối việc bổ nhiệm của Giám mục của mình, các hoạt động liên quan đến tình dục (quan hệ với phụ nữ), ủng hộ phá thai, ủng hộ tính dục đồng tính, ủng hộ việc linh mục kết hôn, ủng hộ kết hôn đồng giới, trộm cắp tài sản Giáo hội…Đây chỉ là những ví dụ, và các lý do cho việc bị vạ huyền chức thì còn rất nhiều.

Việc bị vạ huyền chức có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy theo hoàn cảnh.

Việc bị vạ huyền chức có thể được kháng cáo lên Bộ Giáo sĩ. Khi một linh mục kháng cáo việc bị vạ huyền chức của mình lên thì việc thi hành hình phạt bị vạ huyền chức vẫn kéo dài cho đến khi Tòa thánh đưa ra quyết định về vấn đề của linh mục đó.

Giáo luật Điều 1353 quy định: “Sự kháng cáo hay thượng tố chống các án văn tư pháp hay các nghị định tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, có hiệu lực đình chỉ”.
Mới đây ở Giáo phận Vinh, Linh mục Đặng Hữu Nam đã bị vạ huyền chức, tức treo chén. Với hình phạt này, linh mục Đặng Hữu Nam bị đình chỉ mục vụ do các hành vi lợi dụng mục vụ để phá rối an ninh trật tự, gây mất đoàn kết lương giáo, bôi bẩn hình ảnh Thiên chúa và xúc phạm tới danh dự, uy tín của dân tộc.
Thực ra, đây không phải lần đầu linh mục Đặng Hữu Nam vi phạm giáo luật. Không tính các lần trước đó, thì năm 2018 linh mục này cũng đã bị buộc phải thuyên chuyển vì vi phạm pháp luật và giáo luật. Người ta đã rất thất vọng khi linh mục này không những không tiến bộ mà còn ngang nhiên thách thức pháp luật, chà đạp lên cả giáo luật với thái độ rất hung bạo.
Linh mục Đặng Hữu Nam và hình phạt Có lẽ, cực chẳng đã mà ngày 17/6/2020 vừa qua, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã có Quyết định số 0720/QĐ-TGM cho linh mục Đặng Hữu Nam, nguyên quản xứ Mỹ Khánh tạm nghỉ thi hành công tác mục vụ. 
Quyết định này được Đức cha Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh đưa ra căn cứ trên quy định của Bộ Giáo luật 1983, các điều 1740, 1741 và sau khi tham khảo ý kiến của những người có trách nhiệm trong giáo phận.
Được biết, khi nhận được quyết định này từ Tòa Giám mục, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã tỏ ra vô cùng tức tối, rồi lên mạng phát biểu rằng, ông ta bị vị huyền chức là do nói chuyện chính trị. Nhưng khi được gặp Đức cha Nguyễn Hữu Long, linh mục Đặng Hữu Nam đã phải chấp hành hình phạt trên.

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây