Đến hẹn lại lên, ngày 28 tháng 4 năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản Báo cáo Tự do Tôn Giáo Quốc tế thường niên năm 2019. Không cần đọc cũng đoán được nội dung bản báo cáo liên quan đến tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Vẫn kịch bản y chang như mọi năm. Nội dung của bản báo cáo vẫn chỉ hướng đến những chỉ trích thiếu khách quan và kết luận bằng một câu muôn thưở “Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo”.
Vẫn là “bổn cũ soạn lại”, từ trò xuyên tạc về tình hình nhân quyền sang xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Ngay trong bản báo cáo của mình thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho thấy sự mâu thuẫn giữa thông tin đưa ra với những kết luận của mình. Lấy 1 ví dụ điển hình, bản báo cáo đưa thông tin về số lượng, tỷ lệ đồng bào có đạo ở Việt Nam: “Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng hơn 97 triệu dân với khoảng 26,4% dân số là những người đang thực hành các hoạt động tín ngưỡng được đăng ký. Theo bộ Ngoại giao Mỹ ước tính 90% dân số Việt Nam theo một đức tin truyền thống nào đó bao gồm cả dạng được đăng ký với nhà nước và dạng không đăng ký”.
Thử hỏi với con số là 26,4% người dân Việt Nam (tương đương khoảng 237 triệu người) theo đạo chính thống, thì kết luận “Việt Nam đàn áp tôn giáo” có đáng tin cậy không? Chính phủ nào “liều” đến mức đàn áp cả gần 1/3 người dân của mình? Chắc chỉ có Mỹ.
Phải nhìn nhận thực tế khách quan rằng, thời gian qua, Việt Nam một mặt, không ngừng nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có việc thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, tôn giáo được hoạt động, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hằng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân.
Thử hỏi, nếu theo lời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, thì tại sao trong những năm qua đã có nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được lựa chọn và đã tổ chức thành công ở Việt Nam, điển hình như Kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (LHQ) Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)… Cả cộng đồng quốc tế ghi nhận thành tựu của Việt Nam trong vấn đề tôn giáo, chỉ có mỗi phía Mỹ đánh giá ngược lại. Vậy quốc tế nhìn nhận sai hay Mỹ có thái độ không thiện chí với Việt Nam? Câu trả lời thì chỉ có một.
Thật tiếc khi mối quan hệ Việt – Mỹ đang ngày càng được thúc đẩy thì những tài liệu kiểu như Báo láo vô căn cứ này lại được đưa ra, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa hai nước.
Thiết nghĩ thời gian này, chính phủ Mỹ nên tập trung toàn lực vào giải quyết các vấn đề trong nước liên quan đến dịch bệnh Covid vẫn đang hoành hành và nghiêm trọng hơn là nạn phân biệt chủng tộc của nước này, thay vì việc phí phạm thời gian để đi chõ mõm xuyên tạc vào nhà người khác./.
AN THIÊN
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam