Tổ chức HRW luôn tỏ ra thiếu thiện chí với Việt Nam

Tổ chức HRW luôn tỏ ra thiếu thiện chí với Việt Nam

Đã có rất nhiều bài viết vạch trần bản chất của Tổ chức nhân quyền quốc tế (HRW) là công cụ để Mỹ và các nước đồng minh có điều kiện can thiệp vào công việc của các quốc gia trên thế giới (trong đó có cả Việt Nam) dưới góc nhìn nhận, đánh giá về dân chủ, nhân quyền. Bằng chứng là nhiều năm qua, mặc dù Việt Nam đã cải thiện rất đáng kể về việc đảm bảo quyền con người, được bạn bè quốc tế tín nhiệm và tin tưởng vì đã đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao giá trị con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; thế nhưng HRW vẫn cố chấp làm ngơ, tìm mọi lý do để thể hiện thái độ thiếu thiện chí với Việt Nam khi cố tình không nhìn nhận các mặt tích cực mà Nhà nước Việt Nam luôn cố gắng bảo đảm quyền con người và thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mà chỉ chăm chăm xỉa xoáy, quy chụp từ một vài vụ việc, qua đó quy kết Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Tổ chức HRW luôn tỏ ra thiếu thiện chí với Việt Nam

Tổ chức HRW luôn tỏ ra thiếu thiện chí với Việt Nam

Tổ chức HRW rất tích cực phê phán Việt Nam một cách phiến diện

Điển hình như vừa qua, sau khi cơ quan điều tra ra các quyết định tố tụng đối với những đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia, ngay ngay lập tức tổ chức HRW, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), tổ chức VOICE Trịnh Hội… lại ra rả điệp khúc vu cáo chính quyền Việt Nam “trấn áp nhân quyền”.

Té nước theo mưa, mới đây, các tờ báo lề trái như BBC, RFA hay trên VOA tiếng Việt có đăng tải bài viết với tiêu đề: “HRW: “Làn sóng đàn áp người bất đồng chính kiến gia tăng trước ĐH Đảng 13””, với những nội dung quy kết, tố cáo của tổ chức theo dõi nhân quyền cho rằng Việt Nam gia tăng đàn áp những những người bất đồng chính kiến trước thềm đại hội Đảng 13.

Tổ chức HRW luôn tỏ ra thiếu thiện chí với Việt Nam

Đúng là những “ông thầy bói xem voi”,  những tổ chức nêu trên hay các tờ báo lá cải như BBC, RFA, VOA tiếng Việt đều có trụ sở ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, các thông tin mà họ nhận được từ trong nước chuyển ra cũng chỉ phiến diện một chiều theo dạng được lập trình sẵn sàng để xuyên tạc, bôi nhọ và hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thưa với những “ông thầy bói xem voi”, ở Việt Nam, quyền con người được phát huy là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước những năm qua. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, mỗi nước đều có chính sách riêng bảo đảm quyền con người phù hợp với tình hình, đặc thù của mỗi nước; không có “mô hình mẫu” về nhân quyền chung cho mọi quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, Hiến pháp và các văn bản luật ở Việt Nam đều nhấn mạnh đến quyền con người. Các quyền cơ bản của con người như: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, tự do tôn giáo… được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật. Chính vì thế, không hề có chuyện Việt Nam lấy lý do đảm bảo cho sự thành công của Đại hội Đảng mà bắt những đối tượng mà họ gắn cho cái mác “người bất đồng chính kiến”

Hơn nữa, trên thực tế, những đối tượng bị bắt không phải là những đối tượng “bất đồng ý kiến” mà những bằng chứng xác thực cho thấy họ đều là những đối tượng chống phá, cố tình bất đồng ý kiến để thực hiện mưu đồ của mình. Như Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy bị khởi tố, bắt tạm giam đề điều tra về những hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có việc đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, kích động gây rối, biểu tình…

Quá trình bắt, khám xét các đối tượng này đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; và các cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội để phục vụ công tác điều tra vụ án.

Do quá trình phạm tội của các đối tượng này đã diễn ra một cách âm ỉ từ lâu, đến khi thực sự gây nguy hại cho xã hội thì pháp luật chính là công cụ để ngăn chặn các hành vi vi phạm của các đối tượng. Cho nên, việc bắt các đối tượng trong giai đoạn này được hiểu một cách tích cực hơn, đó đơn thuần là chuyện thực thi pháp luật, nghĩa là người có tội thì đương nhiên sẽ chịu những chế tài từ giới thực thi pháp luật chứ không hề liên quan đến Đại hội Đảng như những luận điệu xuyên tạc mà HRW đơm đặt. Qua đây có thể thấy, các tổ chức này luôn nhúng tay vào nhiều sự kiện, vấn đề liên quan đến “dân chủ”, “nhân quyền” trên thế giới và Việt Nam, qua đánh giá thiếu trung thực, một chiều, phiến diện, mơ hồ, chủ yếu dựa theo thông tin do các đối tượng chống đối cung cấp. Và rõ ràng với bản chất như vậy thì không thể nhân danh bất cứ giá trị nhân văn nào phê phán các quốc gia khác và cũng không có tư cách gì để yêu cầu, đòi hỏi một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam phải làm theo những đòi hỏi phi lý, phi pháp.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *