Liên quan đến các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi nghe tin Việt Nam đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, đám học giả Trung Quốc đã vội vã hung hăng đe dọa Việt Nam. Có kẻ đặt câu hỏi liệu Việt Nam đã “nghĩ kỹ” chưa nếu biết đến các khả năng mà Trung Quốc có thể làm nếu điều này xảy ra. Đây là câu hỏi trịch thượng, bố láo mang hàm ý đe dọa Việt Nam.
Mới đây, Wu Shicun (Ngô Sỹ Tồn), Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) cho rằng Việt Nam đang muốn học theo vụ kiện của Philippines năm 2013. Và rằng, Việt Nam đã chuẩn bị “công phu và toàn diện” để kiện Trung Quốc nhiều năm nay, sẽ kiện ngay khi mọi thứ đã sẵn sàng.
Wu Shicun viết: “Nhưng Việt Nam có đánh giá đầy đủ các hậu quả của động thái liều lĩnh này không? Bởi nó có thể khiến Trung Quốc tức giận, đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông và khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm” và rằng Trung Quốc “không sợ bị Việt Nam kiện về vấn đề Biển Đông”.
Wu Shicun nói rằng gần đây, Việt Nam “liên tục có những hành động liều lĩnh, đơn phương trong vùng biển tranh chấp”, như “triển khai xây dựng quy mô lớn trên các đảo và các rạn san hô” mà Việt Nam “chiếm đóng bất hợp pháp”, “dung túng và thậm chí khuyến khích ngư dân đánh bắt cá” trong vùng biển “của Trung Quốc”, “bôi nhọ Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế”. Và rằng những hành động này làm “cản trở các cuộc đàm phán COC” và “xói mòn sâu sắc niềm tin chính trị giữa hai nước”.
Wu Shicun cũng cho rằng Trung Quốc đã “kiềm chế”, nhưng “sự kiên nhẫn này có thể chấm dứt sớm” và “Nếu Việt Nam không thừa nhận điều này, họ có thể sẽ phải trả giá cho quyết định thiếu khôn ngoan của mình. Nếu Việt Nam liều lĩnh đến mức kiện để đòi phân xử, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không án binh bất động,”.
Để đe dọa, Wu Shicun đưa ra 4 kịch bản mà Trung Quốc có thể sẽ phải làm một khi bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế.
Kịch bản 1: Trung Quốc có thể công bố các đường cơ sở của quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam). Theo đó, nếu Việt Nam “tiếp tục khiêu khích, bao gồm kiện lên tòa quốc tế và đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh của quần đảo Nam Sa, Trung Quốc sẽ buộc phải công khai các đường cơ sở của lãnh hải thuộc quần đảo Nam Sa.”
Kịch bản 2: Trung Quốc sẽ không nương tay trước việc đánh bắt cá bất hợp pháp của Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc đe dọa sẽ mạnh tay hơn đối với các tàu cá Việt Nam đang hành nghề hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Để tăng thêm mức độ đe dọa, Wu Shicun nói: “Đối mặt với những hành động khiêu khích nghiêm trọng như vậy trên biển, Trung Quốc nên có những hành động quyết đoán và hiệu quả để răn đe.” và “Trung Quốc không thể chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động phi pháp và trấn áp hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp của Việt Nam,”.
Kịch bản 3: Trung Quốc có thể ngăn chặn quá trình quân sự hóa của Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc sẽ phong tỏa các đảo, cắt đường tiếp tế cho lực lượng quân sự của Việt Nam tại các đảo đó
Wu Shicun nói: “Một khi tình hình xấu đi sau khi Việt Nam tiến hành kiện lên tòa trọng tài quốc tế, ngoài việc tiếp tục nhắc lại các quyền và yêu sách của mình trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ có những biện pháp đối phó như thường xuyên đưa tàu đến vùng biển lân cận các đảo và rạn san hô liên quan, đánh chặn và xua đuổi tàu Việt Nam vào vùng biển mà không được chấp thuận.” và “Việc này sẽ cắt đứt nguồn cung cấp hậu cần cho quân đội Việt Nam đồn trú trên các đảo và rạn san hô, cũng như kiềm chế và ngăn chặn quá trình quân sự hóa trên các đảo và các rạn san hô mà nước này chiếm đóng bất hợp pháp. Các biện pháp quản lý và kiểm soát sẽ được thực hiện nếu cần thiết.”.
Kịch bản 4: Trung Quốc có thể khởi xướng việc thăm dò dầu khí trong lô Wan’an Bei’ thuộc bãi Tư Chính của Việt Nam.
Theo kịch bản này, Trung Quốc dọa nếu Việt Nam nộp đơn kiện lên tòa trọng tài, Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội này và trực tiếp vào Bãi Tư Chính mà không có bất kỳ “trách nhiệm pháp lý” nào trong việc khởi động thăm dò dầu khí trong lô Wan’an Bei.”. “Đây sẽ là một bước đột phá cho Trung Quốc, thăm dò dầu khí đầu tiên tại khu vực Nam Sa,” bài báo kết luận.
Nói thêm, trên thực tế, một công ty của Hoa Kỳ là Crestone Energy Corp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký hợp đồng vào ngày 8/5/1992 để khai thác dầu ở lô Wan’an Bei-21, tức là lô dầu 136-03 tại Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng vì Việt Nam quyết liệt ngăn chặn nên phía Trung Quốc đã không thể khai thác.
Hợp đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nói trên cho thấy tính chất 2 mặt của cả Mỹ và Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Thực tế phũ phàng này làm cho những ai còn đang mơ hồ tin rằng Mỹ sẽ giúp Việt Nam đánh đuổi Trung Quốc xâm lược phải thay đổi cách nghĩ.
Trở lại vấn đề, việc Trung Quốc đe dọa Việt Nam bằng 4 kịch bản nói trên xuất phát từ chỗ nước này đang trong tình trạng yếu thế về pháp lý khi tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Mặt khác nó cho thấy một Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và hội nhập. Trung Quốc sẽ hiểu rõ hơn ai hết tiềm lực của Việt Nam đã đạt tới trình độ nào để thôi thúc họ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Trong câu chuyện này Việt Nam đang nắm trong tay quyền quyết định. Tuy nhiên, thái độ biết điều của Trung Quốc cũng sẽ khiến Việt Nam phải cân nhắc thêm.
Về bản chất, 4 kịch bản mà Wu Shicun đe dọa chỉ như một cứu cánh để Việt Nam dừng việc khởi kiện càng lâu càng tốt, trong đó chưa cả hàm ý đe dọa các nước khác trong khu vực. Trên thực tế, cả 4 kịch bản trên, Trung Quốc đều đã triển khai áp dụng từ lâu và không thể dọa dẫm được Việt Nam.
(1) Với kịch bản thứ nhất, Trung Quốc đã làm từ 1996, khi họ nối tất cả các điểm ngoài cùng của các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ gọi là Tây Sa, để tạo thành đường cơ sở, như là một quốc gia quần đảo.
Đây là việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng hoàn toàn sai Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Trong công hàm của phái đoàn thường trực của Việt Nam gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vừa qua cũng khẳng định quan điểm của UNCLOS 1982, quy định rằng không thể nối tất cả các điểm của các thực thể ở ngoài cùng quần đảo Trường Sa để biến nó thành một đường cơ sở, như là một quốc gia quần đảo. Hiện tại họ cũng đang làm như thế quần đảo Trường Sa và còn cân nhắc thời điểm công bố vì lo sợ bị lên án vfi trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về luật biển 1982.
Thời điểm này Trung Quốc cũng đang tính toán rình rập để mở rộng, chiếm đóng thêm một số bãi cạn nằm ngoài quần đảo Trường Sa, gần thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines.
(2) Kịch bản thứ 2 thì Trung Quốc đã và đang làm. Báo chí Việt Nam và quốc tế vẫn thường xuyên lên án hành động cấm cản ngư dân đánh bắt cá trong vùng biển của mình, lên án hành vi cướp phá tàu thuyền, đánh đập và giam cầm ngư dân Việt Nam. Hành động ấy của Trung Quốc không khác gì cướp biển có sự hậu thuẫn của chính quyền Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ vẫn tàn bạo, dã man như thế cho đến khi họ đạt được tham vọng độc chiếm biển Đông.
Về bản chất, Trung Quốc thực hiện hành vi trên để đe dọa ngư dân Việt Nam, khiến họ bỏ vùng lãnh thổ của mình mà đi nơi khác và thế vào khoảng trống ấy là ngư dân Trung Quốc.
Nói như thế để thấy, không phải khi Việt Nam khởi kiện thì họ mới áp dụng chiêu thức này.
(3) Với kịch bản thứ ba, thì Trung Quốc cũng đã và đang làm từ lâu. Cả thế giới đều biết Trung Quốc mới là quốc gia đang gấp gáp quân sự hóa tại các đảo nhân tạo mà họ cướp được từ Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Nội dung này có lẽ không cần nói thêm vì nó quá rõ ràng, cả thế giới lên án.
Cùng với quân sự hóa, Trung Quốc cũng tăng cường tuần tra trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam với mục đích khẳng định chủ quyền, đe dọa tàu bè quốc tế và cũng nhắm vào mục tiêu gây khó khăn cho việc đi lại của các tàu Việt Nam, bao gồm cả tàu du lịch và quân sự.
Một phần của Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm nốt từ năm 1974 dưới thời VNCH sau khi Mỹ và Trung Quốc đi đêm với nhau. Hiện tại, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam đang quản lý 21 vị trí trên quần đảo Trường Sa của mình và đương nhiên phải duy trì sự quản lý nhà nước cũng như sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền của mình tại quần đảo này. Trong quá khứ họ đã từng cướp nhiều đảo của Việt Nam và hiện tại họ vẫn đang rình rập để cướp tiếp. Chỉ cần Việt Nam lơ là, mất cảnh giác là họ lập tức xua quân đánh úp ngay, bất chấp phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Nói trắng ra, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm xâm lược nước khác. Dã tâm là thế, nhưng cướp được hay không là câu chuyện khác. Ở kịch bản này, không phải đợi Việt Nam kiện họ mới tiến hành mà thực tế họ vẫn làm.
(4) Với kịch bản thứ tư, họ dọa triển khai các hoạt động khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính. Thực tế Trung Quốc đã triển khai rồi, nhưng thất bại vì sự phản đối mạnh mẽ và quyết tâm của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. Nói thẳng ra, họ đã chuẩn bị sẵn phương án tấn công cướp trắng, tạo sự đã rồi, nhưng sau khi nắm được tiềm lực mọi mặt cùng quyết tâm của Việt Nam, họ buộc phải dừng lại và tìm cách rửa mặt.
Như vậy, cả 4 kịch bản mà Trung Quốc dọa sẽ triển khai nếu Việt Nam khởi kiện thì họ đều đã và đang làm. Đến đây, hẳn các bạn đã rõ vì sao họ dọa dẫm như thế. Một mặt là để ngăn cản Việt Nam khởi kiện, và mặt khác là để “chứng tỏ” cho dư luận thấy “từ trước đến nay họ không làm 4 điều phi pháp” nói trên.
Nói lại cho rõ ràng hơn là với 4 kịch bản hăm dọa trên, dù Việt Nam không khởi kiện họ ra tòa quốc tế thì họ cũng vẫn cứ làm.
Chuyện họ sẽ công bố đường cơ sở của quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) là chuyện nằm trong dự báo của Việt Nam và các nhà phân tích quốc tế. Vấn đề còn lại chỉ là thời điểm công bố. Nhưng dù họ có công bố thì tuyên bố đó cũng không có giá trị pháp lý và Việt Nam và cộng đồng quốc tế cũng sẽ không để yên, vì nó không chỉ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam mà còn đe dọa tới an ninh hàng hải, đe dọa tới tuyến giao thương quan trọng, sầm uất bậc nhất thế giới. Tương tự như thế đối với việc đe dọa, cướp bóc, đánh đập ngư dân, hay cố tình gây sự ở bãi Tư Chính… Việt Nam không bao giờ để yên.
Nói thì dễ, làm thì khó. Cả 4 kịch bản đó đều không lạ với Việt Nam vì Trung Quốc đã làm và không thể thành công.
Với Việt Nam, khi đã động chạm lãnh thổ thiêng liêng thì “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Dù kiềm chế xung đột, nhưng nếu lãnh thổ bị xâm phạm, thì chắc chắn người Việt sẽ cầm súng đứng lên bảo vệ. Lịch sử hàng ngàn năm giữ nước của người Việt đã chứng minh điều đó. Đánh còn không làm gì được huống hồ là hăm dọa. Lời hăm dọa của Trung Quốc sẽ không dọa được ai.
LâmTrực@
Nguồn: Tre làng