Ảnh: Hung khí của nhóm khảo khấu Lê Đình Kình sử dụng để chống đối (nguồn Internet)
Ngày 12-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra kết luận điều tra vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 9-1-2020. Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố 29 bị can:
25 bị can bị đề nghị truy tố về tội danh Giết người, gồm: Lê Đình Công (SN 1964 – có 1 tiền án về tội Cố ý gây thương tích); Bùi Viết Hiểu (SN 1943); Nguyễn Văn Tuyển (SN 1974); Lê Đình Chức (SN 1980 – có 1 tiền án về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có); Lê Đình Doanh (SN 1988, có nhiều tiền án về các tội Cướp tài sản, Trộm cắp tài sản, Tàng trữ trái phép chất ma túy…); Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980); Nguyễn Văn Quân (SN 1980, có tiền án về các tội Cố ý gây thương tích và Đánh bạc); Lê Đình Uy (SN 1993, có 1 tiền án về tội Đánh bạc); Lê Đình Quang (SN 1984); Bùi Thị Nối (SN 1958); Bùi Thị Đục (SN 1957); Nguyễn Thị Bét (SN 1961); Nguyễn Thị Lụa (SN 1956); Trần Thị La (SN 1978); Bùi Văn Tiến (SN 1979); Nguyễn Văn Duệ (SN 1962, có tiền án về các tội Cố ý gây thương tích, Sử dụng vũ khí trái phép, Giết người, cướp tài sản công dân, tàng trữ vũ khí trái phép); Lê Đình Quân (SN 1976); Bùi Văn Niên (SN 1980); Bùi Văn Tuấn (SN 1991); Trịnh Văn Hải (SN 1988); Nguyễn Xuân Điều (SN 1952); Mai Thị Phần (SN 1963); Đào Thị Kim (SN 1983); Lê Thị Loan (SN 1966); Nguyễn Văn Trung (SN 1988, có 1 tiền án về tội Trộm cắp tài sản);
4 bị can bị đề nghị truy tố về tội danh Chống người thi hành công vụ, gồm: Lê Đình Hiển (SN 1989); Bùi Viết Tiến (SN 2000); Nguyễn Thị Dung (SN 1963) và Trần Thị Phượng (SN 1984).
Như vậy, sau quá trình điều tra, vụ án gây rúng động cả nước đã hoàn tất quá trình điều tra và chuẩn bị được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những kẻ “chọc gậy bánh xe”, phản động, chống đối cố gắng thể hiện sự hiện diện của mình hòng mong được các thế lực chống lưng chống phá lại sự ổn định của đất nước nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng. Chúng chính là những kẻ chống đối mang danh mĩ miều “nhà báo”, “nhà văn”, “nhà hoạt động dân chủ”… có thể gọi chung là những rận chủ. Khi mà sự thật đã rõ thì chúng cố tình đưa ra những lập luận “trái khoáy”, “xuyên tạc” hòng lừa bịp những người kém hiểu biết hoặc thiếu thông tin trong xã hội để định hướng sai lệch, gây bất ổn trong nước, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào tình hình đất nước.
Không lạ gì khi trên các trang web phản động bọn rận chủ rêu rao các luận điệu về vụ án này như: “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố hà Nội không có thẩm quyền khởi tố, điều tra hình sự đối với vụ án Đồng Tâm cũng như ban hành kết luận điều tra”; “Về cái chết của 3 viên cảnh sát tham gia tấn công vụ Đồng Tâm nhiều người đã phân tích chặt chẽ rằng không phải do người dân Đồng Tâm gây ra”; Facebooker Trịnh Bá Phương thì vẽ ra “những người thuộc bên nhà nước đã đem rất nhiều đồ cúng bái về một ngôi chùa ở vùng Đồng Tâm. Họ cầu cúng mấy ngày liền. Nhiều người dân phán đoán là họ trót gây tội ác với người dân cùng cụ Kình chống tham nhũng, chống cướp đất trái pháp luật, vì vậy sợ bị quả báo nên cầu xin thần linh để khỏi bị quở phạt…”, “đây không phải là bản kết luận điều tra đến từ cơ quan độc lập có sự giám sát của Quốc hội hay các tổ chức quốc tế”… tất cả các luận điệu trên đều nhắm đến mục đích phá hoại sự đoàn kết, gây bất ổn trong xã hội và lôi kéo những người thiếu thông tin truyền bá sai lệch sự việc. Khi mà “những nhà điều tra bàn phím”, tức những kẻ tự cho mình cái quyền bịa đặt, vu cáo, yêu sách… thỏa mãn được những cái mà chúng đòi hỏi thì có lẽ lúc đó đất nước sẽ lâm nguy. Chúng cố tình gán ghép từ “người dân Đồng Tâm” cho nhóm “côn đồ” giết người man rợ. Thực tế, người dân Đồng Tâm đã và đang được hưởng những ngày tháng yên bình sau khi băng nhóm tội phạm, khảo khấu Lê Đình Kình bị triệt phá. Đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy, Tổ Đồng thuận sẽ phải trả giá thích đáng cho tội ác do chính mình gây ra.
Thiên Bình
Nguồn: Non sông Việt Nam