Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2020), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phối hợp với các chuyên gia, nhà quản lý, các nhà báo giàu kinh nghiệm về lĩnh vực báo chí, truyền thông cho ra mắt bạn đọc bộ sách nghiệp vụ báo chí bao gồm 26 đầu sách ở các thể loại: Sách văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; sách bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ báo chí; sách kỹ năng và các sách tham khảo khác về báo chí, tuyên truyền.
Nội dung bộ sách giới thiệu bức tranh toàn cảnh nền báo chí, truyền thông Việt Nam, nhất là việc xây dựng hành lang pháp lý, bổ sung, hoàn thiện chiến lược, chính sách, cơ chế phát triển báo chí; một số vấn đề quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí; kỹ năng tác nghiệp báo chí trong kỷ nguyên số, đa loại hình, đa nền tảng; báo chí Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, thông tin đối ngoại, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc…
Bộ sách không những góp phần cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống về cơ sở lý luận – thực tiễn báo chí – truyền thông, kỹ năng làm báo hiện đại trong môi trường số hiện nay cho các phóng viên, biên tập viên, còn giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nắm bắt những thay đổi trong cách làm báo và mô hình hoạt động mới của báo chí. Nội dung trong các cuốn sách cũng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Báo chí Việt Nam, thực hiện sứ mệnh cao cả của Báo chí là phản ảnh trung thực dòng chảy chính của xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo nên khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Cụ thể, thể loại sách Văn bản quy phạm pháp luật về Báo chí, gồm:
Luật Báo chí (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII);
Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Thể loại sách bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, gồm:
Giáo trình Tác phẩm báo mạng điện tử (Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Trường Giang);
Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại (Tiến sỹ Nguyễn Thành Lợi);
Báo chí, truyền thông Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ);
Phóng viên hạng II – Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp (Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Quản lý Thông tin và Truyền thông);
Biên tập viên hạng II – Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp (Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông);
Biên tập viên, phóng viên hạng III – Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, phần I: Kiến thức chung (Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông);
Biên tập viên, phóng viên hạng III – Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành (Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông);
Cơ sở lý luận báo chí (Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Dững);
Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Dững, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Thu Hằng);
Thông tấn báo chí – lý thuyết và kỹ năng (Tiến sỹ Nguyễn Thành Lợi, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Minh Sơn);
Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí (Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Báu);
Các loại hình báo chí truyền thông (Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Xuân Sơn);
Phỏng vấn trong chính luận truyền hình (Tiến sỹ Trần Bảo Khánh);
Từ điển thuật ngữ báo chí – xuất bản Anh – Nga – Việt (Nhiều tác giả).
Thể loại sách kỹ năng về báo chí, gồm:
11 Bí quyết để trở thành nhà báo giỏi (Tiến sỹ Nguyễn Quang Hòa);
Nghệ thuật ứng xử của nhà báo, con đường ngắn nhất tới thành công (Tiến sỹ Nguyễn Quang Hòa);
Chuyện đời làm báo (Minh Đức)
Thể loại sách tham khảo khác về báo chí, gồm:
Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc (Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Hưng, Tiến sỹ Nguyễn Văn Khoan);
Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam (Đỗ Quý Doãn);
Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn (Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ);
Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại (Thạc sỹ Phan Văn Kiền);
Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một số sự kiện nổi bật (Thạc sỹ Phan Văn Kiền);
Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại (Tiến sỹ Lưu Trần Toàn);
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng (2 tập) (Hội Ngôn ngữ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam).
Bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin về bộ sách nghiệp vụ báo chí tại địa chỉ https://book365.vn/.
Nguồn: Báo Tin tức