Trang chủ Luận bàn - Phản biện Thực hư thông tin “Thủ tướng yêu cầu EVN bồi thường cho...

Thực hư thông tin “Thủ tướng yêu cầu EVN bồi thường cho người dân 200% giá điện”

192
0

Những ngày qua, trên một số trang tin không chính thống đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Thủ tướng Chính phủ yêu cầu EVN bồi thường cho người dân tăng 200% giá điện khi chưa được thông qua”. Ngay lập tức bài viết này nhận được hưởng ứng của cộng đồng mạng, lan truyền mạnh mẽ trên các hội nhóm.

Thực hư thông tin “Thủ tướng yêu cầu EVN bồi thường cho người dân 200% giá điện”
Trên một số trang tin không chính thống đã đăng tải bài viết bịa đặt với tiêu đề “Thủ tướng Chính phủ yêu cầu EVN bồi thường cho người dân tăng 200% giá điện khi chưa được thông qua”.

Theo như bài viết được đăng tải ngày 14/06/2020 chia sẻ rằng “phiên họp hôm nay Thủ tướng Chính phủ chất vấn ngành điện lực một số câu hỏi”. Thế nhưng, theo như Cánh Cò tra cứu và được biết trong ngày 14/06/202 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không hề có buổi làm việc nào với Tập đoàn điện lực cũng như Bộ Công thương (cơ quan chủ quản của EVN) cả. Là người đứng đầu Chính phủ thì tất cả mọi hoạt động, hay chỉ đạo điều hành đều được đăng tải rộng rãi trên kênh thông tin chính thức của báo Chính phủ cũng như các trang báo chính thống đưa tin lại. Đằng này trên tất cả phương tiện thông tin chính thống đều không có bất cứ hình ảnh, thông tin nào liên quan đến buổi họp này. Có thể thấy, thông tin mà nhiều người đang chia sẻ cho rằng “Thủ tướng Chính phủ yêu cầu EVN bồi thường cho người dân tăng 200% giá điện khi chưa được thông qua” là tin giả, bịa đặt. Đây là chiêu trò giật tít, câu view của những trang báo mạng lá cải, ít tên tuổi, khiến dư luận hiểu sai sự việc.

Thời gian gần đây, nắm bắt được thông tin về giá điện sẽ tác động đến cuộc sống sinh hoạt của mỗi người dân, cũng như những bức xúc của dư luận vào giá điện một số trang báo mạng đã lợi dụng vấn đề này để bịa ra những câu chuyện sai sự thật, nhằm câu view hoặc thực hiện ý đồ chính trị xấu. Nào là “Giữa lúc cả nước đang gồng mình lên chống dịch thì EVN lại âm thầm tăng giá điện”; rồi thì “Bộ Công thương báo cáo kết quả thanh tra cho Thủ tướng khẳng định 100% dân hài lòng việc tăng giá điện”; “Bộ trưởng Bộ Công thương kiến nghị xử lý những người phản ứng về giá điện”… Thế nhưng, chúng ta cần khách quan, cần có cái nhìn thấu đáo, cần là người tiêu dùng thông minh thay vì tin vào các thông tin thiếu căn cứ, lệch lạc thực sự chẳng có tác dụng gì ngoài việc bị sa bẫy thông tin giả.

Thực hư thông tin “Thủ tướng yêu cầu EVN bồi thường cho người dân 200% giá điện”
Nắm bắt được thông tin về giá điện sẽ tác động đến cuộc sống sinh hoạt của mỗi người dân, cũng như những bức xúc của dư luận vào giá điện một số trang báo mạng đã lợi dụng vấn đề này để bịa ra những câu chuyện sai sự thật, nhằm câu view hoặc thực hiện ý đồ chính trị xấu.

Chính vì cái giả đó càng lan nhanh, tạo ra tâm lý lo lắng, hoang mang trong xã hội. Đây không chỉ là hành vi sai trái mà còn vi phạm Điều 8, điểm d của Luật An ninh mạng cấm hành vi: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác”. Và Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP mà Chính phủ vừa ban hành vào tháng 4 vừa qua. Theo đó, quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Do đó, bạn đọc cần chủ động tiếp cận những thông tin từ các kênh chính thống, không nên chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng, thận trọng, để trang cá nhân, tài khoản mạng xã hội của mình không bị lợi dụng, bị kẻ xấu dẫn dắt vào những thông tin bịa đặt.

Được biết tại phiên họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 21/04/2020, Thủ tướng đã quán triệt chỉ đạo không xem xét điều chỉnh tăng giá điện trong cả năm 2020. Hiện nay cả nước đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện gia tăng cao. Để hạn chế việc hóa đơn tiền điện tăng cao vào các tháng nắng nóng, Bộ Công Thương khuyến cáo các khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Trường hợp các khách hàng sử dụng điện có ý kiến thắc mắc về hóa đơn tiền điện, các khách hàng liên hệ tới các Trung tâm Chăm sóc khách hàng hoặc website của các Tổng công ty điện lực và các Công ty Điện lực trên địa bàn để được kịp thời giải quyết.

Thế Khoa


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây