Trang chủ Biển - Đảo Thầy gì qua việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu...

Thầy gì qua việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam

188
0

Vừa qua, vào ngày 10/6/2020, tàu cá QNg 96416 do ngư dân Nguyễn Lộc (42 tuổi, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 15 lao động hành nghề ở khu vực đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 8 hải lý về phía Tây Nam thì bị tàu sắt của lực lượng hải cảnh Trung Quốc khống chế, đánh đập ngư dân, bắt ký và điểm chỉ dấu vân tay vào biên bản do Trung Quốc viết. Thậm chí, lực lượng hải cảnh Trung Quốc còn lấy hai máy định vị và dò cá, một thuyền thúng, năm bành dây hơi, một tấn hải sản và phá hỏng nhiều bộ phận trên thân tàu. Thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng. Đến ngày 12/6/2020, tàu cá QNg 96416 cùng các lao động về đến đất liền, không tiếp tục đi đánh bắt được. Đây là hành động vô nhân đạo của lực lượng hải cảnh Trung Quốc, gây nguy hiểm đến tính mạng và thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thầy gì qua việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam

Tàu cá của ngư dân bị hỏng khi bị tàu Trung Quốc đâm

Trước tình hình trên, ngày 10/6/2020, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết. Đồng thời, Bộ Ngoại giao đã đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam khẩn trương tiếp xúc với các ngư dân lấy thông tin, phối hợp điều tra xác minh làm rõ vụ việc và sớm có các biện pháp giao thiệp cần thiết với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân.

Chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc đang đi ngược lại lý thuyết “trỗi dậy hòa bình”, thể hiện âm mưu, ý đồ bá chủ; trong đó sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của họ sẽ đe dọa tới an ninh và ổn định của khu vực cũng như của thế giới; thách thức chủ quyền của Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, củng cố lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát, tăng cường thêm các phương tiện quân sự bao gồm sân bay để củng cố vị thế, chèn ép các nước ASEAN. Những nỗ lực này rõ ràng nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và như một số nhà phân tích phương Tây lo ngại, cuối cùng Trung Quốc có thể đẩy thương mại tại khu vực Đông Á vào một cuộc xung đột.

Hành vi của tàu hải cảnh Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo UNCLOS và luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam luôn coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và trên trường quốc tế.

Như vậy, có thể thấy rằng hành vi của tàu hải cảnh Trung Quốc đâm, cướp phá tàu cá Việt Nam là hành động hết sức nguy hiểm, coi thường luật pháp quốc tế. Điều này đã làm cho nhiều quốc gia láng giềng lo ngại. Bởi lẽ, chỉ có cách tôn trọng hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế, Bắc Kinh mới có thể vừa làm giảm căng thẳng tại khu vực, vừa duy trì được sự phát triển trong dài hạn của mình.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây