Trang chủ Luận bàn - Phản biện Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín...

Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân

429
0

Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục chỉ trích chính quyền Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo trong năm 2019 bất chấp Hiến pháp quy định tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Theo đó, trong báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế được công bố vào sáng ngày 10/6/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích chính quyền Việt Nam tìm cách đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt nhắm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận, dưới nhiều hình thức. Đó là sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà nước cho đăng ký. Đây là những nhận định chủ quan, duy ý chí, cho thấy cái nhìn phiến diện của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam.

Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân

Đài phản động RFA xuyên tạc, vu cáo tự do tôn giáo tại Việt Nam

Chúng ta đều biết rằng chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt việc thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng nghìn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.

Bên cạnh đó, thực tiễn lịch sử chứng minh Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, ngay sau khi giành được chính quyền nhân dân, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách tôn giáo của Việt Nam là: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thể hiện trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng”.

Đến Hiến pháp 1959, tại Điều 26 đã quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.

Tại Điều 68, Hiến pháp 1980 một lần nữa khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Điều 24, Hiến pháp 2013 đã khẳng định:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Để thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật tín ngưỡng tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016. Trong đó, quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

Điều 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.

3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của bà con giáo dân. Theo đó, các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào. Công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng hành cùng dân tộc và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm trật tự an toàn xã hội được đẩy mạnh.

Hiện nay, 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53 ngàn chức sắc, 134 ngàn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Việt Nam có đời sống sinh hoạt tôn giáo phong phú với hơn 8000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm. Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế. Việt Nam đã đăng cai tổ chức nhiều sự kiện tôn giáo quốc tế lớn như Kỷ niệm 500 năm Cải chánh Tin Lành (2017) và lần thứ 3 tổ chức Đại Lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak (2019).

Từ những điều trên cho chúng ta thấy rằng luận điệu Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng chỉ là những luận điệu đã lỗi thời và không thể “gây khó” cho Việt Nam trên con đường xây dựng một đất nước giàu đẹp, văn minh.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây