Tính đến hôm nay, Việt Nam trải qua hơn 50 ngày không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam là phi công người Anh tiến triển tích cực, khả năng phục hồi tốt, khả năng không phải ghép phổi. Hiện cả nước chỉ còn 13 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đang điều trị tại các cơ sở y tế, trong tình trạng sức khoẻ ổn định. Thực tế đó là minh chứng rõ ràng, Chính phủ Việt Nam đã làm nên một kỳ tích trong việc chống giặc Covid-19, nhờ có khả năng nhìn xa và áp dụng những biện pháp quyết liệt, hữu hiệu để chặn đứng và ngăn ngừa dịch bệnh trước khi quá trễ. Đây quả thực là một điểm son của Chính phủ trong việc bảo vệ và chăm sóc đời sống của người dân.
Không chỉ có vậy, theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội. Đánh giá về cơ hội khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, giới chuyên gia đều đưa ra một số nhận định khả quan , tiêu biểu như:
(1) Theo đánh giá của tờ The Economist, Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế an toàn sau đại dịch Covid-19 nhờ các chỉ số tài chính ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 11%; doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 17%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng gần 96%…;
(2) Đài CNBC (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định, Việt Nam có thể tránh được suy thoái kinh tế trong năm 2020 nhờ các biện pháp ngăn dịch Covid-19 kịp thời;
(3) Nhà kinh tế trưởng về châu Á tại Oxford Economics Sian Fenner đánh giá: “Việt Nam sẽ không tránh được tác động từ thực trạng nhu cầu thế giới chậm lại. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ không rơi vào suy thoái hoặc tăng trưởng âm”;
(4) Nói về nguyên nhân, nhà kinh tế Fenner cho rằng, nhờ sớm áp dụng lệnh hạn chế biên giới và giãn cách xã hội, Việt Nam đã tránh được làn sóng lây nhiễm lớn. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam còn hưởng lợi nhờ chuỗi cung ứng dần được đa dạng hóa;
(5) Hãng tin Bloomberg nhận thấy, khả năng “bật dậy” của kinh tế Việt Nam được khẳng định khi quốc gia Đông Nam Á này là một điểm đến ưa thích đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là đã có hơn 12 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư được thu hút riêng trong 4 tháng đầu năm 2020;
(6) Một số chuyên gia khẳng định, nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn các quốc gia Đông Nam Á khác vào năm 2021, đặc biệt nếu các nước như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt tái dịch chuyển các chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19.
Vậy nên, gần đây truyền thông quốc tế tiếp tục dành nhiều lời khen ngợi cho phản ứng chống dịch Covid-19 nhanh và thành công của Việt Nam. Trang The Guardian cho rằng, không chỉ làm phẳng “đường cong” Covid-19, Việt Nam đã “nghiền nát” nó. CNN, một trong những hãng tin tức nổi tiếng của Mỹ và thế giới, ngày 30/05 đã có bài viết đánh giá cao công tác kiểm soát đại dịch Covid-19 của Việt Nam. Bài viết nhấn mạnh một loạt các biện pháp hiệu quả Việt Nam đã thực hiện và tới nay đã thành công khi chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Bất chấp nỗ lực, thành công đáng ghi nhận của Chính phủ Việt Nam, những kẻ bất mãn, tự nhận “đấu tranh zân chủ” vẫn miệt mài xuyên tạc thành quả đó và tung tin bịa đặt, dựng chuyện để phủ nhận thành công đó
Họ khai thác đánh giá của Bill Hayton trên Foreign Policy, (vốn là cựu phóng viên BBC thường có nhiều bài viết ác cảm với chính quyền, ca ngợi giới “đấu tranh zân chủ” trên báo chí nước ngoài) viết rằng mô hình thành công của Việt Nam khó mà có thể áp dụng được ở các nước khác vì có rất ít các quốc gia có những cơ chế kiểm soát như của Việt Nam, như khả năng huy động các lực lượng dân quân tự vệ phong toả toàn khu vực một cách nhanh chóng, tương tự như việc khống chế sự biểu đạt của các tiếng nói bất đồng chính kiến để bôi xấu Nhà nước cho rằng thành công của Việt Nam có được là nhờ những biện pháp “mạnh tay”, “ghi điểm” chủ yếu cho những biện pháp cứng rắn hiệu quả nhờ sự độc đoán của chính quyền, chèn ép, bịt miệng tiếng nói “bất đồng chính kiến”.
Họ triệt để khai thác thông tin một phụ nữ mắc bệnh sốt rét tử vong trong khu cách ly Covid-19 tại Quảng Bình để cho rằng chính quyền vẫn quyết tâm làm đẹp con số, không chịu chấp nhận có ca tử vong nào do CoVid-19.
Nhộn nhịp nhất là họ khai thác, thổi phồng phản ứng từ dư luận, báo chí về bất cập hay tệ nạn liên quan đến giải ngân các gói hỗ trợ của Chính phủ sau dịch Covid-19 nhằm phủ nhận giá trị đích thực của nó, bôi nhọ quan chức, nói xấu Đảng, Nhà nước…
Không dễ liệt kê ra hết các chiêu trò, thủ đoạn “cố đấm ăn xôi” nhằm phủ nhận nỗ lực của chính quyền trong cuộc chiến chống CoVid-19 và phục hồi kinh tế sau dịch bệnh. Dường như, với những kẻ này, chính quyền làm bất cứ thứ gì tốt đều khiến họ cay cú, hậm hực, tìm mọi cách phủ nhận và tận dụng mọi cơ hội để liên kết đến cán bộ, quan chức nhằm chia rẽ Nhà nước với người dân, khiến dân chúng hoài nghi và không tin tưởng vào chính quyền, cùng họ chống lại chính quyền thì phải. Tuy nhiên, thực tế là điều không dễ phủ nhận!
Nguyễn Biên Cương
Được đăng bởi cuong dai ta vào lúc 16:19
Cương Đại Tá
Nguồn: Tre làng