Bộ Công an Việt Nam vào ngày 8/6 chính thức cho ra mắt lực lượng cảnh sát cơ động Kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an. Lực lượng này được diễu hành trên đường Độc Lập trước tòa nhà Quốc hội nơi các đại biểu Quốc hội khóa XIV đang họp kỳ thứ 9.
Cảnh sát cơ động kỵ binh là đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung được thành lập theo Quyết định số 326, ngày 15/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an.
Tuy nhiên, trước thông tin và hình ảnh buổi ra mắt trên, đã có nhiều ý kiến trái chiều, nhất là từ các nhà “dân chủ” và các nhà đài đối lập như RFA, VOA… chỉ trích rằng việc thành lập cảnh sát cơ động kỵ binh là không phù hợp, là mất vệ sinh, là Bộ Công an muốn phình to, tăng thêm quyền lực, là tham nhũng…
Về vấn đề này xin trao đổi nhanh mấy lời.
Thứ nhất, việc thành lập lực lượng kỵ binh không phải là vấn đề lạ lẫm. Hiện trên thế giới có hơn 40 nước có thành lập lực lượng kỵ binh và lực lượng này đã phát huy tác dụng rất tốt. Như vậy, không phải các ông ở Bộ Công an vẽ ra mà họ đang nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa của cảnh sát thế giới để vận dụng vào Việt Nam xem như thế nào.
Thứ hai, lực lượng kỵ binh Việt Nam thành lập chủ yếu phục vụ nhiệm vụ tuần tra, truy bắt tội phạm ở các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Với đặc thù địa hình của Việt Nam thì việc truy bắt tội phạm, tuần tra ở những khu vực như trên nếu sử dụng ô tô, xe máy thì rất khó khăn nhưng nếu sử dụng ngựa thì rất phù hợp. Thế nên lực lượng kỵ binh được xem là một lựa chọn.
Cần nhấn mạnh thêm điểm này để phản bác ý kiến của một số người cho rằng trong thời điểm công nghệ phát triển, hạ tầng giao thông phát triển mà dùng ngựa là đi ngược xu thế, là học đòi máy móc. Tôi không cho rằng như thế.
Như đã nói, đoàn kỵ binh này không dùng hoạt động ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh mà hoạt động tại các vùng sâu, vùng xa. Những vùng này hạ tầng giao thông chưa phát triển và việc dùng ngựa được xem là giải pháp hay.
Thứ ba, một số người lấy chuyện ị của ngựa để cho rằng mất vệ sinh, là phản cảm… này khác, tôi cho rằng chẳng có gì mà ầm ĩ. Ngựa là súc vật, ruột thẳng, nó ăn thì nó phải ị. Đấy là lẽ tự nhiên, có gì mà ầm ĩ. Nhiều nước trên thế giới cũng bậy. Tất nhiên, cảnh sát cơ động sẽ phảu huấn luyện hoặc có biện pháp để khắc phục tình trạng này.
Những điều trên cho thấy, thực ra các nhà ngựa học phản đối ngựa thì ít mà đánh vào lực lượng Công an thì nhiều.
Nếu suy nghĩ sâu một chút, không có gì cứ phải bốc cứt ngựa mà ăn cho thối cả.
Viễn
Nguồn: Dân quyền