Chủ trì cuộc thảo luận về quy hoạch lại vùng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói: “Nhiều vùng hiện nay là câu lạc bộ vui vẻ…”.
Câu nói của Phó Thủ tướng pha chút hóm hỉnh nhưng lại rất nghiêm túc về thực trạng chia tách, thiếu liên kết vùng và mỗi tỉnh đang cạnh tranh nhau quyết liệt về nguồn lực như là một nền kinh tế độc lập.
Không ít ví dụ cho thực tế này. Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước và giàu có về nông sản chỉ có 40km đường cao tốc TP.HCM Trung Lương để đi về TP.HCM và miền Đông Nam Bộ. Bế tắc về giao thông và cơ sở hạ tầng đã làm cho vùng đất nhiều tiềm năng và lợi thế này thành điểm nghẽn, chậm phát triển so các vùng miền khác.
Một ví dụ khác. Cụm cảng Cái Mép Thị Vải được xây dựng rất quy mô ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhưng lại thiếu đường liên kết với các tỉnh trong vùng và với miền Tây. Trước đây, người ta hi vọng cụm cảng này sẽ thay thế các cảng đã chật ních tại TP.HCM.
Cụm cảng Cát Lái ở quận 2, TP.HCM ngày nào cũng gặp tắc đường bởi các container và xe tải đông cứng mà dù có xây thêm đường, thêm cầu cũng khó giải quyết được nhưng vẫn phải duy trì. Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ từng kiến nghị Thủ tướng cho xây cầu Phước An kết nối với miền Tây thông qua cao tốc Bến Lức Long Thành, dự án đường sắt Biên Hòa Vũng Tàu, dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu… để kết nối với cụm cảng Cái Mép Thị Vải.
Sau nhiều thăng trầm, hiện nay cả nước chia làm 6 vùng kinh tế là trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông
Phương án đang được đa số ý kiến ủng hộ là phương án phân thành 7 vùng trên cơ sở phân vùng giai đoạn 2011-2020 hiện nay (6 vùng) và tách vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thành 2 vùng: Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ. Cụ thể:
+ Vùng Miền núi phía Bắc (10 tỉnh);
+ Vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ (15 tỉnh, mở rộng thêm 4 tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang);
+ Vùng Bắc Trung Bộ (5 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế);
+ Vùng Nam Trung bộ (8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận);
+ Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh);
+ Vùng Đông Nam bộ (6 tỉnh);
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh).
Một số điểm hợp lý của phương án này:
1. Về mở rộng Vùng đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang để hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ:
a. Các tỉnh miền núi phía Bắc có sự khác biệt rất lớn so với 4 tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang, cụ thể:
Về địa hình: Các tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình núi cao, dốc khó khăn cho phát triển hạ tầng (như làm đường, làm cầu) và phát triển kinh tế (các tỉnh lân cận như Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Lạng Sơn phần lớn đều có độ cao trung bình trên 600m).
Trong khi đó, 4 tỉnh nêu trên có địa hình núi, đồi và có đồng bằng, độ cao phần lớn ở mức 200m, thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế.
Về kinh tế: Các tỉnh miền núi phía Bắc kinh tế chủ yếu là lâm nghiệp, nông nghiệp, chế biến, khai thác tài nguyên nước (thủy điện), khai thác khoáng sản. Là các địa phương khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, luôn ở tốp cuối, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, cần có chính sách riêng chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Trong khi đó, 4 tỉnh nêu trên phát triển mạnh về công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ du lịch, bất động sản. Là điểm thu hút nhiều nhà đầu tư, dòng vốn dịch chuyển đầu tư; là địa phương đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập bình quân đầu người đang tăng ở tốp cao.
b. Các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang có sự gắn kết hữu cơ, hai chiều với Thủ đô Hà Nội và các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng, cụ thể:
Về địa hình: phần lớn 04 tỉnh có phần đồng bằng, và đồi thấp, chênh lệch cao độ không quá lớn so với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh do đó các giải pháp phát triển hạ tầng cơ bản không nhiều khác biệt.
Về kết nối giao thông: giữa Thủ đô Hà Nội và 04 tỉnh giao thông rất thuận lợi, thời gian di chuyển không quá 2 giờ.
Về kinh tế: Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng có mối quan hệ gắn kết hữu cơ, hai chiều về các hoạt động kinh tế xã hội như: Hòa Bình – Hà Nội gắn kết về thị trường dịch vụ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng; Phú Thọ, Thái Nguyên – Hà Nội và các tỉnh gắn kết qua phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu như: Gang thép Thái Nguyên, Samsung, Giấy Bãi bằng,…; Bắc Giang gắn kết với các địa phương qua phát triển các khu công nghiệp xuất khẩu,…
Về khai thác tài nguyên nước và bảo vệ môi trường: 04 tỉnh nêu trên và các tỉnh, thành phố trong vùng tổ chức nhiều hoạt động kinh tế xã hội trong phạm vi lưu vực các con sông: sông Hồng, sông Đà, sông Thương, sông Cầu,… do đó, có sự gắn kết về lợi ích và trách nhiệm trong việc bảo vệ, khai thác và phát huy tối đa nguồn lợi từ các dòng sông này.
c. Mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng là yêu cầu tất yếu để phục vụ phát triển kinh tế xã hội:
Hiện tại, vùng Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất (21.566.000 dân, bằng 22,78% so với cả nước), tuy nhiên diện tích nhỏ nhất (21.258 km2, bằng 6,42% so với cả nước). Do đó, cần thiết phải mở rộng để có thêm không gian cho phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kết nối, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển của các tỉnh mở rộng.
2. Về việc tách Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung thành hai Vùng: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ:
Lý do cần chia tách:
+ Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung hiện quá dài, đến hơn 1.300km do đó các hoạt động giao lưu, kết nối hạn chế;
+ Có diện tích quá lớn (95.650km2, bằng 28,9% so với cả nước), trải qua nhiều vùng văn hóa, lịch sử và con người rất khác nhau (như Thanh Hóa, Nghệ An và Bình Định, Phú Yên…)
+ Có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu giữa hai phần Nam và Bắc đèo Hải Vân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội.
Phương án chia tách:
Chia thành 2 Vùng: Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) và Nam Trung bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận).
3. Về Vùng Tây Nguyên, cần giữ quy hoạch vì:
Tây Nguyên có những đặc trưng văn hóa, dân tộc và đời sống xã hội cần được chú trọng để phát huy.
Tây Nguyên có nhiều yếu tố về an ninh chính trị cần được quan tâm, có chính sách riêng để xử lý hài hòa.
Kinh tế còn chưa phát triển tương ứng với tiềm năng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn do đó cần có những chính sách riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Nam bộ và Tây Nam bộ. Sự phân tán, chia rẽ giữa các tỉnh, các vùng là thực tế mà ngay cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập. Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phát triển vùng kinh tế trọng điểm gần đây, ông nói: “Lãnh đạo các địa phương trong vùng cần đề cao trách nhiệm trong phát triển kinh tế vùng, không nên coi đây là sinh hoạt câu lạc bộ mà phải thực sự tận tâm, tận lực vì sự phát triển của cả vùng, của đất nước và từng địa phương. “Không có địa phương nào có thể phát triển bền vững nếu các địa phương lân cận kém phát triển”.
Đó là điều mà Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lo ngại. Ông nói: Chúng ta đang phân chia thành 6 vùng kinh tế nhưng vẫn còn những bất cập. Có người nói, chúng ta phân vùng chỉ để phân vùng chứ chả có ý nghĩa nào về chính sách đầu tư, xã hội, cơ chế hợp tác…
Bộ KH-ĐT, cơ quan chủ trì triển khai luật Quy hoạch được thông qua năm 2017, đang nghiên cứu các phương án phân chia lại các vùng trong cả nước. Phương án được nhiều đồng thuận nhất là chia lại cả nước thành 7 vùng, trong đó và tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành 2 vùng là vùng Bắc Trung bộ và vùng Nam Trung Bộ.
Tuy nhiên, ngay cả phương án này vẫn có sự băn khoăn.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ nhận xét, mục tiêu phân vùng là thực hiện luật Quy hoạch, làm quy hoạch vùng, và rồi lấy đó làm căn cứ trung gian để làm quy hoạch tỉnh. Chẳng hạn, tỉnh Long An, Tiền Giang đưa về vùng Đông Nam Bộ hay không tùy thuộc vào định hướng của Chính phủ với cả vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục là nông nghiệp hay chuyển dịch sang hướng công nghiệp hóa. “Long An, Tiền Giang đã được công nghiệp hóa mạnh rồi mà chuyển về vùng Đông Nam bộ thì chính là giữ cho đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào nông nghiệp”.
Quy hoạch tỉnh về nguyên tắc là theo quy hoạch vùng. Chẳng hạn, vùng này được quy hoạch phát triển nông nghiệp, nhưng có tỉnh trong đó lại đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tức là vỡ quy hoạch vùng. Vì thế phải có kỷ luật quy hoạch. “Chúng ta không có chính quyền vùng. Vậy phải có thể chế nào đó để đảm bảo kỷ luật. Nếu không thì tỉnh theo, tỉnh không và rồi tất cả cùng thua vì mất tính đồng bộ”, ông nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lã Ngọc Khuê nhận xét, lịch sử phát triển vùng thường bám theo lưu vực các dòng sông, thế núi nhưng đến nay còn có yếu tố giao thông, cảng biển, hàng không. Có những khu vực kinh tế phát triển cất cánh nhờ hạ tầng ấy. “Tôi cho là cần có tổng kết lại xem thành công, thất bại như thế nào. Chẳng hạn, chúng ta vẫn nói Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh là tam giác phát triển, vậy trên thực tế kết quả như thế nào? Liệu có vì chiến lược phát triển công nghiệp ấy mà mất đứt đất lúa Hưng Yên, Hải Dương?”.
Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách công nghiệp, Bộ Công thương Dương Đình Giám cho rằng, nói về liên kết kinh tế thì doanh nghiệp và người dân đã tự thân vận động chứ không cần Chính phủ và không cần quy hoạch vùng. Có không ít quốc gia không có vùng nhưng doanh nghiệp và người dân vẫn liên kết tốt. Ông nói: “Mình cứ giao chỉ tiêu kinh tế cho các địa phương thì không có ông nào nhường nhau cả. Họp với nhau thì uống rượu vui vẻ, nhưng thực chất sẽ cạnh tranh đến mức không liên kết. Tư duy nhiệm kỳ ảnh hưởng tới mục tiêu liên kết”.
Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội, Phó chủ tịch Hội quy hoạch Hà Nội, TS Đào Ngọc Nghiêm nhận xét, do trong Hiến pháp năm 2013 không có chính quyền vùng mà chỉ có chính quyền địa phương nên Chính phủ cần xây dung một khung cơ chế để phát triển vùng. “Tôi kiến nghị phải có cơ quan điều phối phát triển vùng, có bộ phận văn phòng, có cơ quan chuyên môn giúp phối hợp để ra quy chế hợp tác với nhau”, ông nói và cho biết gần đây Hà Nội muốn xây đường vành đai đi qua đất Bắc Ninh nhưng chính quyền Bắc Ninh không đồng ý nên không xây được.
Tiến sỹ Nguyễn Quang Thái nói, phân chia vùng lần này cần có thể chế, pháp luật và có nguồn lực kèm theo để kết nối các vùng. “Có thể chế, có người điều hành vùng là rất quan trọng vì chúng ta không có đảng bộ vùng, không có chính quyền vùng nên rất khó liên kết”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoàn toàn đồng tình: “Quy hoạch vùng tạo ra không gian kết nối, hỗ trợ và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội… Vì vậy, quy hoạch vùng cần có chính sách, cơ chế đi kèm”.
Tất nhiên, các phương án quy hoạch vùng vẫn đang được bàn thảo và tiếp thu. Song câu hỏi đặt ra, liệu khi thêm các vùng mới thì các tỉnh có kết hợp tốt với nhau hay vẫn là 63 nền kinh tế cạnh tranh nhau và khá chia cắt?
Phương án đang được đa số ý kiến ủng hộ là phương án phân thành 7 vùng trên cơ sở phân vùng giai đoạn 2011-2020 hiện nay (6 vùng) và tách vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thành 2 vùng: Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ. Cụ thể:
+ Vùng Miền núi phía Bắc (10 tỉnh);
+ Vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ (15 tỉnh, mở rộng thêm 4 tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang);
+ Vùng Bắc Trung Bộ (5 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế);
+ Vùng Nam Trung bộ (8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận);
+ Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh);
+ Vùng Đông Nam bộ (6 tỉnh);
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh).
Một số điểm hợp lý của phương án này:
1. Về mở rộng Vùng đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang để hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ:
a. Các tỉnh miền núi phía Bắc có sự khác biệt rất lớn so với 4 tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang, cụ thể:
Về địa hình: Các tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình núi cao, dốc khó khăn cho phát triển hạ tầng (như làm đường, làm cầu) và phát triển kinh tế (các tỉnh lân cận như Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Lạng Sơn phần lớn đều có độ cao trung bình trên 600m).
Trong khi đó, 4 tỉnh nêu trên có địa hình núi, đồi và có đồng bằng, độ cao phần lớn ở mức 200m, thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế.
Về kinh tế: Các tỉnh miền núi phía Bắc kinh tế chủ yếu là lâm nghiệp, nông nghiệp, chế biến, khai thác tài nguyên nước (thủy điện), khai thác khoáng sản. Là các địa phương khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, luôn ở tốp cuối, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, cần có chính sách riêng chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Trong khi đó, 4 tỉnh nêu trên phát triển mạnh về công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ du lịch, bất động sản. Là điểm thu hút nhiều nhà đầu tư, dòng vốn dịch chuyển đầu tư; là địa phương đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập bình quân đầu người đang tăng ở tốp cao.
b. Các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang có sự gắn kết hữu cơ, hai chiều với Thủ đô Hà Nội và các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng, cụ thể:
Về địa hình: phần lớn 04 tỉnh có phần đồng bằng, và đồi thấp, chênh lệch cao độ không quá lớn so với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh do đó các giải pháp phát triển hạ tầng cơ bản không nhiều khác biệt.
Về kết nối giao thông: giữa Thủ đô Hà Nội và 04 tỉnh giao thông rất thuận lợi, thời gian di chuyển không quá 2 giờ.
Về kinh tế: Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng có mối quan hệ gắn kết hữu cơ, hai chiều về các hoạt động kinh tế xã hội như: Hòa Bình – Hà Nội gắn kết về thị trường dịch vụ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng; Phú Thọ, Thái Nguyên – Hà Nội và các tỉnh gắn kết qua phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu như: Gang thép Thái Nguyên, Samsung, Giấy Bãi bằng,…; Bắc Giang gắn kết với các địa phương qua phát triển các khu công nghiệp xuất khẩu,…
Về khai thác tài nguyên nước và bảo vệ môi trường: 04 tỉnh nêu trên và các tỉnh, thành phố trong vùng tổ chức nhiều hoạt động kinh tế xã hội trong phạm vi lưu vực các con sông: sông Hồng, sông Đà, sông Thương, sông Cầu,… do đó, có sự gắn kết về lợi ích và trách nhiệm trong việc bảo vệ, khai thác và phát huy tối đa nguồn lợi từ các dòng sông này.
c. Mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng là yêu cầu tất yếu để phục vụ phát triển kinh tế xã hội:
Hiện tại, vùng Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất (21.566.000 dân, bằng 22,78% so với cả nước), tuy nhiên diện tích nhỏ nhất (21.258 km2, bằng 6,42% so với cả nước). Do đó, cần thiết phải mở rộng để có thêm không gian cho phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kết nối, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển của các tỉnh mở rộng.
2. Về việc tách Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung thành hai Vùng: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ:
Lý do cần chia tách:
+ Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung hiện quá dài, đến hơn 1.300km do đó các hoạt động giao lưu, kết nối hạn chế;
+ Có diện tích quá lớn (95.650km2, bằng 28,9% so với cả nước), trải qua nhiều vùng văn hóa, lịch sử và con người rất khác nhau (như Thanh Hóa, Nghệ An và Bình Định, Phú Yên…)
+ Có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu giữa hai phần Nam và Bắc đèo Hải Vân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội.
Phương án chia tách:
Chia thành 2 Vùng: Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) và Nam Trung bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận).
3. Về Vùng Tây Nguyên, cần giữ quy hoạch vì:
Tây Nguyên có những đặc trưng văn hóa, dân tộc và đời sống xã hội cần được chú trọng để phát huy.
Tây Nguyên có nhiều yếu tố về an ninh chính trị cần được quan tâm, có chính sách riêng để xử lý hài hòa.
Kinh tế còn chưa phát triển tương ứng với tiềm năng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn do đó cần có những chính sách riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Tư Giang/VNN
Nguồn: Cánh cò