Vào ngày 3/6 vừa qua, đại diện của Liên Hiệp Quốc ra thông cáo trong đó có nội dung lên tiếng báo động về trình trạng vi phạm quyền tự do biểu đạt trong mùa dịch Covid-19 ở 12 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Cáo buộc vô căn cứ, thiếu tính pháp lý này đã khiến dư luận hiểu sai lệch bản chất của sự việc, hiểu nhầm về quá trình thực thi quyền con người ở Việt Nam.
Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR).
Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã cáo buộc Việt Nam gia tăng việc bắt bớ người dân một cách tùy tiện khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là loan truyền “thông tin sai lệch” trên mạng xã hội. Đại diện của Liên hợp quốc cho rằng đó là hành động vi phạm nhân quyền, cụ thể là quyền tự do ngôn luận tại thời điểm bùng phát dịch bệnh covid 19.
Trong thông cáo của Liên hợp quốc có trích dẫn thông tin, số liệu về việc các cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành xử lý những cá nhân có hành vi vi phạm Luật An ninh mạng, tung tin sai sự thật nhằm tạo sự hoang mang trong dư luận, tạo tâm lý sợ hãi, thông cáo có đoạn viết: “Kể từ khi bắt đầu đại dịch, nhà chức trách ở Việt Nam loan báo có hơn 600 người dùng Facebook đã bị triệu tập, thẩm vấn liên quan đến việc chia sẻ thông tin về dịch bệnh trên mạng xã hội. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và nhiều bài viết đã bị xóa”.
Những cáo buộc mà Liên hợp quốc đưa ra đều thiếu tính thực tế, cổ vũ cho hành vi vi phạm pháp luật ở các quốc gia, gián tiếp muốn dịch bệnh bùng phát khi ủng hộ những kẻ tung tin đồn về dịch bệnh, báo tin giả về số ca nhiễm virut hay bịa đặt ra những cách phòng, chữa bệnh phản khoa học. Không một quốc gia nào trên thế giới đứng về phía Liên hợp quốc khi ra cáo buộc này.
Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận luôn được pháp luật bảo hộ, Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân thực hiện quyền này. Điều 25 của Hiến pháp quy định rất rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tuy nhiên, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng như vậy, quyền này luôn được đặt trong khuôn khổ nghiêm ngặt của pháp luật, được pháp luật bảo hộ nhưng phải thực hiện theo quy định pháp luật. Quyền tự do ngôn luận hoàn toàn có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14 Hiến pháp).
Như vậy, các đối tượng tung tin sai sự thật giữa tâm điểm dịch bệnh covid 19 gây hoang mang dư luận, trục lợi cá nhân hay chống chính quyền, cản trở việc chống dịch của các cơ quan chức năng thì việc xử lý với những cá nhân này là điều cần thiết, hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp luật.
Liên hợp quốc phạm sai lầm khi đưa ra cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền khi kiểm soát thông tin trên mạng xã hội hay xử lý những kẻ đưa tin sai sự thật. Ngay cả ở Mỹ, Tổng thống Trump cũng xử lý những kẻ ngang nhiên tung tin kích động khi dịch bệnh bùng phát. Hành động này góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh covid 19 của Việt Nam thành công tốt đẹp, đạt kết quả rất tốt như hiện nay.
Công Lý
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam