Thánh lễ công ký & hoà bình mà Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản, phụ trách Ban Truyền thông DCCT Thái Hà tổ chức cho ông Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Thành – người mới bị cơ quan công an bắt vì hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Mấu chốt và cũng là nguyên do khiến thánh lễ trên bị lên án không ngoài việc vị Linh mục này đã lợi dụng, nhân danh sự tôn nghiêm, thiêng liêng và thánh thiện của một thánh lễ công giáo để bảo vệ, đồng hành cho cái ác, cái xấu. Chính điều đó đã làm hoen ố hình ảnh của Giáo hội, giáo lý tốt đẹp của Thiên chúa, đấng toàn năng và đáng kính!
Có lẽ vì sức ép của dư luận và ngay trong Giáo hội nên mới đây, vị Linh mục gốc Ninh Bình nổi tiếng ngoa ngôn, chống đối (người được cho là cùng với Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong biến nhà thờ Thái Hà thành cái nôi chống chế độ) này đã lên tiếng. Ông ta đã viết như thế này trên Fb cá nhân trước khi nhắc lại toàn bộ bài giảng lễ của mình: “Thành công khống chế Covid-19, ta không thể phủ nhận; nhưng cũng không vì thế mà im lặng trước những hành động của tội ác. Đây là điều tôi đã mời gọi cộng đoàn trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình vào tối qua, lúc 20 giờ, Chúa Nhật cuối tháng Năm tại nhà thờ Thái Hà”.
Và như trang Người Công giáo đã lên tiếng nhận xét về điều này: “Đọc những điều được nói ở trên, nhiều người nghĩ đó là tinh thần công bằng trong tâm hồn của cha Giuse Nguyễn Văn Toản. Đó cũng là tinh thần của mang vác sự thật. Song, bình lặng chút, nhân bản chút và sâu xa tí chúng ta sẽ hiểu ngài đang thanh minh cho thánh lễ được do chính ngài chủ sự” và “Thế nhưng như đã nói, không có một lí do nào đủ khoả lấp những gì đã có, đó là chúng ta sẽ không thể sự công bằng trong suy nghĩ để nói về những điều bất xứng trong thực tế. Tội phạm vốn dĩ đó là những người được xác lập bởi những hệ quy chuẩn của pháp luật và dù có oan sai nhưng đa phần là đúng. Vậy thì hà cớ gì chúng ta (những người không hiểu sâu về pháp luật, không tiếp cận ngọn nguồn của vụ án, vụ việc) lại nhân danh chính sự tôn nghiêm, thiêng liêng của tôn giáo mình để bảo vệ, bênh vực họ? Đó vốn dĩ là một sự khập khiễng mà cha Giuse đã mang vác trên mình và khiến mình nhận về những điều tiếng không mấy hay hớn gì!”.
Có lẽ sẵn trong mình cái nghề truyền thông nên vị Lm này tỏ ra bài bản trong cách ứng phó với dư luận. Ông ta đáp trả lại dư luận bằng một triết ngôn sống của chính mình, nhưng không quên khẳng định rằng mình không sai mà có phần quá đúng trong chuyện này. Đó cũng là lí do khiến nhiều người nhận ra rằng, vị Lm này đang thanh minh cho những gì đã làm.
Tuy vậy, kể cả khi ông ta đã làm được điều đó thì mọi sự vẫn thiếu thuyết phục và thiếu căn bản, hay nói cách khác, nó không giúp cho ông ta vượt qua những sự dị nghị, lên án từ dư luận mà thậm chí lại kéo sâu hơn những thứ đã được xác lập. Rằng sự thật, giáo hội, nhất là giáo lý công giáo không đồng loã, đồng hành, cầu bầu và nâng đỡ cái ác, cái xấu; giáo hội cũng không đủ chức năng, phẩm quyền để quy kết, định đoạt cái gì xấu hay không xấu. Với cái lẽ đó, lẽ ra thay vì công khai lên tiếng như đã qua, nếu có điều gì đó còn ái ngại thì lẽ ra cá nhân Linh mục, hoặc bất cứ ai trong Giáo hội nên có thái độ dõi theo, nhìn theo và chỉ tham gia khi có những điều kiện cho phép…
Cái đáng trách của Linh mục này cũng nằm ở chỗ đó. Ông ta tự cho mình cái quyền của “quan toà”, của người đủ sức làm mọi việc, kể cả bảo vệ cái xấu khi nó đang được làm sáng rõ, đang được dần hiện nguyên.
Chính cái thái độ thiếu phù hợp đó biến thánh lễ thành trò cười, làm hoen ố đi Giáo lý của Công giáo và quan trọng nhất, nó đã biến những kẻ như Linh mục này thành kẻ chống đối nhà nước có hạng…
Sự việc được xảy ra không lâu sau khi Linh mục này bị từ chối gia hạn hộ chiếu. Vì lẽ này nên dư luận càng có quyền nói rằng, chính sự hằn học, tức giận đã khiến Lm này mất khôn khi công khai đối đầu với chế độ, nhà nước qua thánh lễ này!
Với những gì đã xác lập thì xem chừng, giới chức nhà nước sẽ chưa dừng lại ở việc không gia hạn hộ chiếu mà sẽ còn nhiều điều khác…
An Chiến
Nguồn: Việt Nam mới